M&A THÔNG MINH - KIM CHỈ NAM TRÊN TRẬN ĐỒ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI - Trang 251

giao dịch đó là một cuộc “sáp nhập” nhằm xoa dịu các nhân viên của công
ty Bán.

Quá trình hòa nhập cũng có thể diễn ra dễ dàng hơn với sự tham gia của

các lực lượng chuyên trách. Số lượng các lực lượng này sẽ phụ thuộc vào
quy mô và mức độ phức tạp (về sản phẩm và địa lý) của công ty mới. Các
lực lượng này sẽ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, tuy nhiên, để đạt
kết quả tốt nhất, cần có một “uỷ ban chỉ đạo quá trình hòa nhập” chung
nhằm quản lý toàn bộ quá trình. Nên sử dụng đội ngũ nhân viên chính thức
của công ty trong các lực lượng chuyên trách này, trong trường hợp cần
thiết, có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ bên ngoài. Quá trình hòa nhập sẽ không thể
đạt được hiệu quả mong muốn nếu các công ty sử dụng các nhà tư vấn,
chuyên gia bên ngoài. Công ty nào hiểu rõ được tầm quan trọng của những
lực lượng chuyên trách nội bộ, sẽ thu được thành công hơn. Họ biết phân bổ
nguồn nhân lực cấp cao của mình để quản lý và điều phối các nhiệm vụ
chính sau:

Bổ nhiệm các quản lý chính
Điều chỉnh chiến lược
Điều chỉnh các cơ cấu, hệ thống và quá trình
Xác định những rủi ro kinh doanh chính
Nhận biết nhãn hiệu, thương hiệu và danh tính công ty
Giao tiếp
Giải quyết các mâu thuẫn.

Tất cả các điểm nêu trên đều có vai trò quan trọng; đó có thể là những vấn

đề nổi cộm ngay từ ban đầu (như các vấn đề về văn hóa hay những chồng
chéo về sản phẩm), hoặc là những điều tưởng chừng không có gì đáng lưu ý
nhưng thực ra lại rất quan trọng đối với một số cá nhân (như thương hiệu và
danh tính công ty). Cần sớm xác định tất cả những vấn đề này trong quá
trình hòa nhập hoặc thậm chí là từ trước khi giao dịch kết thúc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.