và phần lớn các nhân viên của công ty này đều sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp
dưới quyền của vị lãnh đạo cũ của họ. Tất cả các nhân viên đều có cơ hội
mua cổ phần tại công ty - điều này đóng vai trò là một “chiếc cùm vàng”
nhằm ngăn họ rời đi và làm việc cho các công ty khác. Các nhân viên sẽ
nhanh chóng được thông báo về vị trí, chức danh mới của mình cũng như số
tiền bồi thường họ sẽ được nhận. Điều quan trọng là không có nhân viên nào
bị sa thải mà không được sự đồng ý của phó chủ tịch công ty (tức cựu giám
đốc điều hành của họ) và giám đốc điều hành của Cisco; nhưng danh sách
những nhân viên dư thừa thường sẽ được công bố sớm ngay sau khi giao
dịch kết thúc.
Quá trình hòa nhập tại Tập đoàn Cisco System
Cisco là một công ty mua hàng loạt; có những giai đoạn họ mua tới 50
công ty khác nhau trong cùng một năm. Vì thế, họ đã xây dựng được
một mô hình chuẩn phục vụ quá trình hòa nhập, và mô hình này qua
nhiều lần áp dụng đã tỏ ra rất hiệu quả.
Một nhóm gồm các thành viên đến từ các phòng ban chính của Cisco sẽ
xác định xem liệu ban lãnh đạo cấp cao và các nhân viên có thích ứng
với cơ cấu của Cisco hay không, và thích ứng như thế nào. Các kỹ sư
của họ sẽ kiểm tra công nghệ và những tài khoản trong phòng tài chính.
Ngay sau khi giao dịch thành công, họ sẽ giao cho đội SWAT (có trách
nhiệm phân tích các ưu nhược điểm của quá trình hòa nhập hậu sáp
nhập). Đây là một đội thường trực (hoặc trong các giai đoạn ít có giao
dịch, đội này vẫn có thể được triệu tập nhanh chóng). Là một công ty
chuyên về công nghệ thông tin (IT), vai trò của đội IT trong quá trình
này cũng rất lớn. Ví dụ, đội IT của Cisco có một phương pháp nghiêm
ngặt để hợp nhất tất cả các hệ thống thư điện tử, website, đặt hàng sản
phẩm và số điện thoại vào trong các hệ thống của Cisco. Theo tờ
ECCH Bulletin (Thông tin ECCH), đội IT này cùng nhiều đội phụ trách
quá trình hòa nhập khác sẽ cung cấp cho công ty mục tiêu những thông
tin cơ bản về Cisco.