trì và những thông điệp về quá trình hòa nhập này vẫn cần được nhắc
lại một cách thường xuyên.
* “Đây là một cuộc sáp nhập giữa hai công ty bình đẳng nhau, không
phải là một cuộc mua lại”.
Một câu nói thường xuyên được lặp đi lặp lại là: “Đây không phải là
một cuộc mua lại; đây là sự kết hợp của hai công ty ưu tú”. Nhưng trên
thực tế, không bao giờ có sự sáp nhập giữa hai đối tác bình đẳng, ngay
cả trong trường hợp cả hai bên đều có cùng quy mô hoạt động như
nhau (xét về một số khía cạnh). Chính quan niệm sai lầm về sự bình
đẳng này đã tạo ra một ấn tượng và có lẽ thậm chí là một kỳ vọng rằng
các quyết định sẽ được xây dựng theo mô hình dân chủ và bình quyền
(các quyết định như sẽ sa thải ai, áp dụng hệ thống nào và giữ lại
thương hiệu nào, giải quyết vấn đề chồng chéo trong các sản phẩm giữa
hai công ty ra sao,...). Cần phải có một lãnh đạo cấp cao trong công ty
để giải quyết những mâu thuẫn và có tiếng nói cuối cùng trong mọi vấn
đề liên quan; những quyết định thật sự khó khăn sẽ không thể do một
hội đồng đưa ra, bởi trong những tình huống như thế này, quyết định
nhóm sẽ không hiệu quả và tồi tệ hơn là chúng chỉ thoả mãn những yêu
cầu tối thiểu trong một mục tiêu lớn.
* “Chúng tôi sẽ lựa chọn những người xuất sắc nhất của cả hai công
ty”.
Mặc dù đây thường là chỉ thị từ ban lãnh đạo cấp cao, nhưng bản thân
điều này lại có rất nhiều vấn đề không rõ ràng, gây khó khăn cho việc
ra những quyết định liên quan đến các hệ thống, quá trình, thương hiệu,
sản phẩm, nhà cung cấp, nhà phân phối, đội ngũ nhân viên,... Chính trị
cũng có một vai trò khá quan trọng trong vấn đề này. Một câu nói
tương tự là : “Chúng tôi sẽ chỉ giữ lại những nhân viên xuất sắc nhất,
cho dù nhân viên đó thuộc biên chế công ty nào”.
* “Cần phải có thời gian để đưa ra những quyết định đúng đắn cho
công ty mới”.