tin cho nhân viên về sự an toàn việc làm tại BASF/Knoll - trái
ngược với những dự đoán về cắt giảm nguồn nhân lực/sự mất lòng
tin tại Boots Pharmaceuticals trước khi giao dịch diễn ra.
Tuy vậy, công ty lại tập trung quá nhiều vào việc xóa bỏ rào cản ngôn
ngữ mà chưa chú trọng đúng mức vào việc tạo ra một “cây cầu liên
kết” thật sự giúp lấp đầy lỗ hổng văn hóa giữa hai công ty. Thông báo
sa thải nhân viên cũng bị hoãn lại, dẫn tới việc cắt giảm nhân sự xảy ra
muộn cùng nhiều thay đổi “nhỏ lẻ” khác; theo các tác giả Ashkenas,
DeMonaco và Francis, điều này cũng lại dẫn tới tình trạng không chắc
chắn và làm giảm giá trị của giao dịch. Nói tóm lại, có quá nhiều nhân
viên không nắm rõ được tình hình nội bộ công ty, và cho dù ban lãnh
đạo làm như vậy là có chủ ýe, nhưng nó vẫn mang lại nhiều tác dụng có
hại. Chính tình trạng này đã dẫn tới sự tổn thất về nguồn nhân lực chủ
chốt trong Boots Pharmaceuticals và đặc biệt là tỷ lệ nhân viên bộ phận
nghiên cứu và phát triển xin nghỉ việc gia tăng cao. Các đợt sa thải tiếp
theo đã làm nảy sinh những lời đồn đại rằng phía công ty Đức không
thành thật, dẫn tới những căng thẳng trong mối quan hề giữa hai công
ty.
Tất cả những yếu tố trên đã khiến các nhân viên của Boots
Pharmaceuticals cảm thấy mình bị dẫn sai đường, và thậm chí là “bị
bán”, mặc dù công ty đã thực hiện những biện pháp rất hợp lý nêu trên.
Xét từ góc độ văn hóa, công ty cần có những mối liên hệ về mặt xã hội
như giao tiếp, xác định những giá trị quan trọng chung, và nhận thức được
tầm quan trọng của những vấn đề “bề nổi” như chức danh, tên công ty, tên
các phòng ban. Đây không chỉ là trách nhiệm của các lãnh đạo cấp cao mà là
của toàn thể các nhân viên thuộc nhiều cấp bậc khác nhau trong công ty, bởi
vì cả hai công ty đều có những nền văn hóa riêng biệt, không thể dễ dàng
hòa nhập với nhau một cách tự nhiên hay nhanh chóng. Như đã lưu ý, không
có cuộc sáp nhập nào là bình đẳng cho các bên tham gia, và điều này cũng
đúng với vấn đề văn hoá.