M&A THÔNG MINH - KIM CHỈ NAM TRÊN TRẬN ĐỒ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI - Trang 271

thức sau khi giao dịch kết thúc, hoặc tổ chức theo dõi chất lượng của quá
trình hòa nhập.

Nếu không biết đánh giá cái gì, thì làm sao chúng ta có thể biết là mình đã

thành công hay không? Trong bất kỳ một giao dịch nào cũng cần rút ra
những bài học kinh nghiệm để khiến các giao dịch tiếp theo trở nên thành
công hơn. Thông thường, các lợi ích về cắt giảm chi phí sẽ dễ đạt được hơn
so với những lợi ích về nâng cao doanh thu. Các công ty thường đánh giá
những lợi ích cắt giảm chi phí, mặc dù trong các cuộc họp báo tiền giao
dịch, phần lớn trong số họ đều nhấn mạnh tới các cơ hội kinh doanh mới có
được từ cuộc sáp nhập hay mua lại. Họ không chú trọng nhiều tới việc xác
định xem giao dịch có đem lại cho họ những kết quả tích cực hay không,
chẳng hạn như thêm khách hàng mới, tăng hiệu quả làm việc của đội ngũ
bán hàng, cải thiện vấn đề phát triển sản phẩm mới, và nhiều lợi ích khác
liên quan đến doanh thu. Các vấn đề về “chi phí” nhận được nhiều sự chú ý
hơn, có lẽ bởi vì có thể đánh giá chúng một cách dễ dàng; tuy vậy, nhiều
công ty thậm chí còn không thực hiện giám sát kỹ lưỡng đối với khía cạnh
này. Dường như những cắt giảm về nhân sự là vấn đề được giám sát nhiều
nhất; các vấn đề về chuỗi cung cấp, quá trình sản xuất, phân phối, thuê
khoán ngoài và nghiên cứu và phát triển ít được giám sát hơn.

NHÓM THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ HẬU GIAO DỊCH

Vì những lý do trên, các công ty nên thực hiện đánh giá chất lượng hoạt

động của công ty sau khi tiến hành giao dịch và coi đó là bước cuối cùng
của quá trình mua lại hay sáp nhập, tuy xét về nghĩa nào đó, đây lại là bước
đầu tiên trong việc lên kế hoạch cho giao dịch tiếp theo (xem hình 11.1)

Hình 11.1 Nhu cầu liên tục đối với

nhiệm vụ đánh giá hậu giao dịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.