Phụ chương
LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA MỘT CUỘC SÁP NHẬP
Trong môi trường kinh doanh ngày nay, thật hiếm khi trong suốt quãng
đời sự nghiệp của mình, một cá nhân nào đó lại không có lúc phải trải qua
một cuộc sáp nhập hay mua lại công ty. Mất việc – thường chiếm 5 – 15%
số lượng nhân viên của cả hai công ty cùng sáp nhập – đi liền với mỗi cuộc
giao dịch. Trong cuộc “sáp nhập” giữa HP và Compaq, hơn 18.000 nhân
viên dư thừa đã bị sa thải chỉ trong vòng hai năm. Do vậy, bạn nên biết một
số kỹ thuật và mẹo nhỏ có thể giúp bạn an toàn vượt qua giai đoạn này, các
kỹ thuật này đã được nhiều người kiểm chứng và công nhận.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI NHÂN VIÊN
Khi một công ty mục tiêu được công bố, các nhân viên của họ thường sẽ
lo lắng vì không biết mình có được tiếp tục làm việc cho công ty mới hay
không. Kết quả là, trong suốt quá trình thẩm định chi tiết, phần lớn trong số
họ đều cố gắng thể hiện rằng mình sẵn sàng hợp tác, nhưng cũng có nhiều
người tìm cách giữ kín những thông tin quan trọng trong thời gian càng lâu
càng tốt nhằm duy trì quyền kiểm soát quá trình thương lượng, đồng thời
củng cố suy nghĩ rằng họ có vai trò không thể thiếu trong công ty. Hành
động này trái ngược với những yêu cầu về chia sẻ thông tin trong quá trình
thực hiện tình báo doanh nghiệp.
Các lãnh đạo cấp cao sẽ có trách nhiệm thiết kế cho công ty mới và đưa ra
những quyết định nhanh chóng, dựa trên những thông tin đầy đủ về việc sẽ
giữ ai lại, sẽ sa thải ai. Như chúng tôi đã lưu ý, khi đưa ra những quyết định
này xét từ góc độ công ty, cả hai yếu tố tốc độ và sự chính xác đều vô cùng
quan trọng, nhưng không nhất thiết phải chắc chắn 100% bởi vì điều này sẽ
khiến các quyết định quan trọng bị trì hoãn. Nhưng mỗi lãnh đạo và nhân
viên trước hết đều sẽ quan tâm tới tương lai của chính họ. Chỉ một sai lầm
cũng có thể khiến họ phải trả giá đắt và dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực.
Quá trình này nên được tiến hành một cách nhanh chóng và êm ả nhất có thể