Johnson&Johnson. Diễn biến này đã gây ra một cuộc chiến chớp
nhoáng giữa các bên; cuối cùng, Boston Scientific đề nghị mức giá 27,2
tỷ USD để có được giao dịch.
Mong muốn của Johnson&Johnson là rút lui khỏi giao dịch hay ít nhất
là hạ thấp mức giá mua để bù cho những khoản nợ về hoạt động đang
ngày càng lớn. Tuy nhiên, khi một công ty khác nhảy vào và tỏ ý muốn
mua lại Guidant, theo một nguồn tin rò rỉ từ phía Guidant,
Johnson&Johnson sẽ phải nâng cao mức giá đề nghị của mình. Nhưng
Johnson&Johnson quyết định giữ mức giá ban đầu và kiên quyết không
chịu nâng lên.
Trong khi đó, Boston Scientific lại trả cao hơn đề nghị này của
Johnson&Johnson tới gần 10%. Giá bỏ thầu cao này có thể được coi là
chiếc phao cứu đắm cho Johnson&Johnson, bởi nó cho phép họ thoát
khỏi những trách nhiệm với Guidant thông qua việc rút lui khỏi giao
dịch và tránh bị ép phải trả mức giá cao hơn cho giao dịch này. Trên
thực tế, sau khi chấp nhận lời đề nghị của Boston Scientific, Guidant
thậm chí phải trả 705 triệu USD tiền phạt phá vỡ hợp đồng cho
Johnson&Johnson.
Tiếp theo, tháng 6/2006, Johnson&Johnson mua lại bộ phận chăm sóc
sức khỏe khách hàng của Pfizer. Theo lời một lãnh đạo cấp cao của
công ty, bộ phận này rất phù hợp với những yêu cầu chiến lược của
Johnson&Johnson. Họ đã trả 16,6 tỷ USD cho giao dịch, nhưng một số
nhà phân tích lại cho rằng mức giá này – vốn cao gấp 4,3 lần so với lợi
nhuận của Pfizer thu về năm 2005 – là quá cao; và theo họ, giá trị cao
tối đa của Pfizer thực ra chỉ là 15 tỷ USD. Tuy nhiên, cuộc mua lại đã
giúp Johnson&Johnson trở thành nhà cung cấp thuốc lẻ lớn nhất thế
giới, vì thế, họ cho rằng mức giá đã trả là hoàn toàn hợp lý.
Cũng theo vị lãnh đạo trên, Johnson&Johnson hết sức chặt chẽ khi lựa
chọn mục tiêu mua lại. Một trong những tiêu chí quan trọng nhất của
công ty là các công ty mục tiêu phải có lượng tài sản lớn mạnh, có danh
tiếng trên thị trường và không có hoạt động kinh doanh “mờ ám”. Ông