quan đến lĩnh vực M&A, do đó, cần bắt đầu với môi trường bên ngoài mà
tại đó, hoạt động M&A sẽ diễn ra.
Mô hình các hệ thống khả thi
Trong những năm cuối của thập kỷ 1960, đầu thập kỷ 1970, Stafford
Beer - một trong những người đi đầu trong lĩnh vực điều khiển học và
lý thuyết hệ thống – đã phát triển một mô hình hoạt động toàn diện có
tên là Mô hình Các hệ thống Khả thi (VSM). Theo chính mô tả của
Beer, mô hình này được thực hiện dựa trên “một hệ thống quản lý đáng
ngưỡng mộ và cần thiết phải tồn tại – theo như chính kinh nghiệm bản
thân của chúng ta đã thừa nhận - đó là hệ thần kinh của con người”.
Năm 1999, trong cuốn Business at the Speed of Thought (Kinh doanh
theo tốc độ của tư duy), Bill Gates viết: “… để hoạt động được trong kỷ
nguyên kỹ thuật số này, chúng ta đã phát triển một cơ sở hạ tầng kỹ
thuật số mới, giống như hệ thần kinh của con người”.
Cả hai ông đều nhận ra giá trị của việc sử dụng hệ thần kinh của con
người làm mô hình để giải quyết những tình huống phức tạp. Tuy
nhiên, sự khác biệt là khi đó Gates đang tìm cách tuyên truyền cho
công nghệ tình báo doanh nghiệp (BI), còn Beer đang thuyết minh cho
một giải pháp đối với các vấn đề về hoạt động trong khi đồng thời giải
quyết các vấn đề nội bộ và vẫn tham gia vào môi trường ngoại cảnh.
Beer nhận ra rằng bất kỳ một hệ thống nào (có lẽ đặc biệt là một doanh
nghiệp), không thể chỉ quan tâm đến những vấn đề nội bộ mà còn phải
tỏ ra dễ thích nghi, phản ứng nhanh và chủ động trong các mối liên hệ
với môi trường mà nó hoạt động.
HỆ THỐNG TÌNH BÁO
Các công ty thành công nhất thực hiện điều này bằng cách nâng cao hiệu
quả hoạt động của hệ thống mà Beer đặt tên là “Hệ thống thứ tư”, tức hệ
thống “tình báo”. Trong VSM, Hệ thống thứ tư là bộ phận chịu trách nhiệm
về tất cả các vấn đề liên quan tới “ngoại cảnh và tương lai”. Các bộ phận
khác chuyên trách về “chính sách” (Hệ thống thứ năm), “phối hợp” (Hệ
thống thứ hai), “hoạt động” (Hệ thống thứ nhất), và “giám sát” (Hệ thống