M&A THÔNG MINH - KIM CHỈ NAM TRÊN TRẬN ĐỒ SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI - Trang 65

6. Giai đoạn “nhà thầu được ưa thích”, trong đó tổ chức thẩm định

chi tiết không hạn chế và trao đổi các thỏa thuận về bảo mật thông tin.

7. Hoàn thành giao dịch:

- Tổ chức tài chính;

- Xin phê duyệt của các cổ đông chung;

- Nộp giấy tờ và xin phê duyệt từ các cấp có thẩm quyền đối với hoạt
động của từng công ty;

- Kết thúc giao dịch.

Bên Bán thậm chí có thể không biết là mình đang được mua lại. Giám đốc

các ngân hàng đầu tư và nhiều nhà tư vấn khác giữ trong tay danh sách các
công ty có thể trở thành mục tiêu tiềm năng, sau đó họ đưa những danh sách
này tới các công ty có khả năng sẽ quan tâm tới việc phát triển dựa vào mua
lại (hoặc là Bên Mua muốn chắc chắn rằng công ty đối thủ của họ không
tiếp cận được với Bên Bán).

Các quá trình giao dịch của từng công ty cụ thể

Các công ty khác nhau và các giao dịch khác nhau có thể thực hiện

những quá trình khác nhau, nhưng các yếu tố cơ bản trên có mặt tại tất

cả các giao dịch. Ví dụ, General Electric là một công ty mua hàng loạt:
năm 2006, tập đoàn này mua tới trên 50 công ty. Qua nhiều năm, họ đã

xây dựng được một quá trình giao dịch nhằm hỗ trợ sáu lĩnh vực kinh

doanh chính của mình: tài chính thương mại, cơ sở hạ tầng, công

nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tài chính người tiêu dùng, và truyền thông

(Tập đoàn NBC Universal). Hình 3.1 thể hiện quá trình giao dịch đối

với lĩnh vực Nhân sự (HR), và các lĩnh vực khác cùng có những quá

trình tương tự hay liên quan.

CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA BÊN BÁN

Sau khi Bên Bán đã hoàn thành đánh giá chiến lược nhằm xác định xem

có nên rao bán toàn bộ công ty hoặc một bộ phận trực thuộc công ty hay
không; đồng thời họ cũng đã tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn, trong đó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.