cuộc sống chung giả tạo. Việc không muốn cũng tới họ lần hồi lợt lạt, nhất
là sau khi Huy mua bức tranh của nữ họa sĩ chân đất cũng như nhiều vụ
trăng hoa của ông Huy. Nỗi hờn oán còn đậm hơn trong mắt bà với vết sẹo
trên trán, mặc dù tốn nhiều tiền cho các bác sĩ thẩm mỹ nhưng nó vẫn là vết
sẹo. Ông Huy không sống qua năm ông năm mươi tuổi, kể cả bà và bé
Quyên, một đêm say khướt trác táng, ông đã gây nhiều lo âu cho cả ba hơn
cả chuyện đụng xe.
Như với ông Huy, khi bà Loan ngồi đối diện, bà Thẩm phán cũng chỉ
nhìn tờ giấy trên tay. Bao nhiêu năm làm công việc này, trái tim của bà
không còn có thể chứng kiến sự chia tay, dù không phải là bà - Bà có thay
đổi ỷ kiến không - Bà Thẩm phán hỏi Loan - Tôi nhất định như vậy không
thay đổi, tôi chịu trách nhiệm nuôi con - Bà Loan nói. Bà Loan bước xuống
những bậc thang của tòa án, không nhìn lại ông Huy bà lái xe đi thẳng. Ông
Huy nhìn theo thở dài. Có thể hôm đó không phải là chiếc giày có thật trên
đường, nó từ trong tranh bị ánh sáng hất lên kính xe, nhìn qua kính xe trong
vô thức và mệt mỏi ông thấy như là nó ở bên cạnh con chuột. Hai người
chia tay lặng lẽ với hai tờ giấy ghi: Bất hòa không thể hàn gắn được như
những cuộc ly hôn khác.
o O o
Từ cầu Tân Thuận đỗ xuống những hàng xe nối dài. Trong dòng người
và xe ngột ngạt, hai chiếc xe đạp đi về hướng chợ Sài Gòn, cô gái mặc áo
công nhân xanh lam lũ chở sau yên xe một cần xế khá lớn, trong đó đầy ốc
mỡ, cũng có ít nghêu, con nhum gai và vài ký cua biển. Chàng thanh niên
bên cạnh cũng như vậy, họ đi bán cho vài quán bia bình dân. Trong quán
này trong quán kia cũng nhận được một ít tiền, mà cũng có khi bị chủ quán
nào đó từ chối xô đuổi. Cho tới khi hai người tới một nơi bên kia là tiệm
kem, chàng thanh niên ghếch xe đạp đứng chờ, cô gái nhanh nhẩu đẩy cửa
vào trong đó, khi cô trở ra miệng cười tủm tỉm. Trên tay cô là một que kem
và chàng trai có khuôn mặt như đứa con nít, bạn cô một que. Hai bạn trẻ