Cho tới chiều. Mẹ tới trường đón Hiếu em về. Em đạp xe cạnh mẹ. Ba
vừa mới mua cho em chiếc xe đạp. Em vội chạy đi khoe với mẹ. Trên
đường về nhà em, cánh đồng phấp phới ngọn lúa xanh. Đàn bò về chuồng
kêu “um bò um bò” vui tai. Hiếu em khóc thút thít. Em thấy cô giáo của
Hiếu em ngồi sau yên xe Môbilết của chồng cô. Thầy gầy gò, lúc nào cũng
nhịn cô. Thầy dạy ở trường em, trường cũng thuộc ngoại thành. Lúc nào em
cũng thấy thầy dừng lại sủa chiếc xe. Nó ít khi chạy hết con đường tới
trường hay về tới nhà thầy. Mà thầy thường chạy bộ bên hông chiếc xe, đẩy
nó. Hay nhảy lên yên ngồi... đạp. Mỗi lúc như vậy mà thầy gặp chúng em,
thầy hay nheo nheo cặp mắt dễ thương, sau lớp kính cận dầy, như hai mảnh
ve chai. Thầy... cười.
Thầy cũng khẽ chào em, khi nhìn thấy em và Ti đi vô hẻm nhà nó.
Chúng em cũng thích chào thầy, vì vẻ ngộ nghĩnh của thầy. Có lẽ, cho tới
khi nào thầy già 90 tuổi, thầy vẫn giữ mãi nét mặt... con nít hiện giờ như
chúng em. Tội nghiệp thầy, khi nào cô nổi giận, tuy thấy có hơi hài hước.
Làm sao mà thầy không khổ tâm.
Trên đường, cũng như khi đã về tới nhà. Em không nghe mẹ nói gì.
Nhưng khi đêm lại tới, trăng khuya soi sáng lung linh qua cửa sổ. Em lại
khóc trong giấc mơ, mà mẹ cũng khóc. Lần này không phải vì con chim
nhỏ bay lạc đàn mà vì chuyện của Hiếu em. Bây giờ, ban đêm, ngôi nhà
nhỏ của em, không còn vui như những đêm trước. Lúc ông nội hay đem ghế
ra ngồi trước hiên, dưới giàn hoa giấy. Bà em ngồi cạnh, em nghe và kể
chuyện đời xưa, có nhiều chuyện em nghe nhiều lần, em vẫn thích nghe lại:
“Chuyện những người tốt bụng - nói theo bà là thường hay bị ‘hàm oan’.”
Em thích nhứt là chuyện hai viên sỏi xấu xí. Ai cũng ghét bỏ nó. Cho tới
khi người ta biết ra là mình quá cố chấp. Không thể có được hàng triệu triệu
viên sỏi đẹp giống nhau, mà còn có nhiều số phận riêng. Còn ba em thì ngồi
bên một cái bàn lớn, lúc nào trên bàn cũng đầy các lá thơ - mà ba nhận ở
bưu điện quận, ba cẩn thận chọn những lá thơ từ những ngôi nhà khác. Từ