chung về nước, cô gái được ngôi nhà trơ trọi một mình giữa những bức
tường.
Như một cô gái khác, sống chung với gia.đình đông đúc, trong căn nhà ổ
chuột. Bức bối làm cho cô phải suy tính có chồng sớm, để thoát khỏi hoàn
cảnh này, mà không hề yêu, cũng là để có một ngôi nhà. Sau vài năm, cô
nhỏ ẵm con trở lại căn nhà cũ ổ chuột. Một căn nhà, đó là ước mơ của một
diễn viên già, nhớ khi ngôi chung xe với anh trên các nẻo đường lưu diễn,
anh cứ nhìn hoài những ngôi nhà thoáng qua khung cửa xe anh nói: Cả đời
lưu lạc, nay thèm một ngôi nhà, thèm một chỗ của mình, vợ bán tạp hóa,
hay may vá bèo bèo đồng ra đồng vô, tạm thoát nợ áo cơm, còn mình sẽ có
cái gác xép, tĩnh tại ngồi viết tuồng hát. Tôi là kẻ không nhà, ở nhà mướn
chuyên nghiệp, nhờ vậy mà biết được rõ tâm sự kẻ không nhà. Dễ thương
hết sức là đôi khi họ... quên, họ chăm sóc, quét dọn căn nhà mướn, có khi
chỉ là cái phòng nhỏ ọp ẹp, ngăn vách chung đụng nhiều người, ý tưởng mơ
hồ đó là ngôi nhà của mình. Như Hạnh là một thợ may siêng năng, có hoàn
cảnh khá độc đáo. Cô Hạnh nuôi đứa con gái không cha từ ngày nó còn đỏ
hỏn, tới tuổi trưởng thành. Phải nói và khâm phục dân miền Trung siêu thật,
nhỏ Duyên ốm tong teo, suy dinh dưỡng lại học ngày học đêm, chỉ để thành
người hữu dụng và để có ngôi nhà cho mẹ.
Dân ở nhà mướn vui cười nhiều chuyện hi hữu. Nhất là các cô gái lỡ
thời và các cậu sinh viên tỉnh xa về Sài Gòn trọ học, các cô cậu học trò khó
này cứ gặp nhau ở những chỗ ở mới, dân du mục đời mới này, nồi niêu
xoong chảo, tập sách, thành thạo việc đi mướn và... dọn nhà. Tới hè tăng
cường đàn rã nghé, gởi lại khá nhiều mối tình, rồi lại gặp nhau sau đó với
khuôn mặt lạc quan.
Tôi đã gặp lại biết bao lần các cô cậu trẻ tuổi này, cũng như gặp lại cô
Hạnh, với nhỏ Duyên nhiều lần khi tôi tìm mướn nhà, dọn nhà và tới nơi ở
mới. Đầu tiên vào những năm trước, tôi lọt thỏm vô một trại gia đình cũ,
đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ngôi nhà tôn nóng dữ dằn, ngăn thành nhiều