hòa. Sự chênh lệch hoàn toàn áp đảo - gần 6 triệu so với 63. 000. Các báo
cáo rò rỉ từ những điểm bỏ phiếu tiết lộ những thủ đoạn đe dọa và áp bức.
Những phong bì đỏ, biểu thị một lá phiếu cho ông Diệm, đã được lèn vào
những thùng phiếu dưới cặp mắt những người giám sát của ông Nhu, và
những kẻ bất tuân có nguy cơ bị ăn đòn. Ồng Diệm được 98 phần trăm số
phiếu, nhưng chiến thắng ở Sài Gòn của ông thậm chí còn gây sốc hơn: con
số 605. 025 phiếu của ông vượt qua số cử tri được đăng ký của thành phố
đến hơn một phần ba. 2
Bà Nhu đã được bầu vào Quốc hội vào ngày 4 tháng Ba năm 1956. Bà
cùng với 122 thành viên khác, hầu hết là nam giới, nằm trong cơ quan lập
pháp của chính quyền mới. Bà Nhu phủ nhận việc chạy đua vào chức vụ
này là ý của bà, khăng khăng rằng một người nặc danh đã đề cử tên bà để
đại diện cho những nạn dân miền Bắc mà bà đã bênh vực một cách "anh
hùng", và bà chế giễu cái ý tưởng rằng bất kỳ cái gì khác ngoài niềm cảm
phục thật sự đã thúc đẩy việc bầu cho bà. 3 Tuy vậy, có một kiểu mẫu dễ
nhận thấy đến mức khó chối cãi. Những người nắm quyền kiểm soát Việt
Nam Cộng hòa hoặc là thành viên gia đình họ Ngô hoặc có quan hệ với họ
qua hôn nhân.
Cha của bà Nhu, Trần Văn Chương, được giao phụ trách lĩnh vực kinh
tế và tài chính; sau đó ông và vợ được bổ nhiệm làm nhà ngoại giao và
được phái đến Hoa Kỳ. Ông Chương là đại sứ Việt Nam Cộng hòa của chế
độ ông Diệm, trong khi bà Chương là quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc của
Việt Nam Cộng hòa. Chú của bà Nhu phụ trách đối ngoại, em họ của cha bà
làm Phó Tổng thống của ông Diệm, và chồng của chị gái bà, Nguyễn Văn
Châu, là một trong những cố vấn được tín cẩn nhất của ông Diệm trong một
thời gian. Thanh thế mới của bà Nhu thậm chí đã đảm bảo một chiếc ghế
cho em trai của bà, ông Khiêm. Em trai bà đã được nuông chiều, bao bọc
và hư hỏng trong thời niên thiếu, và có lẽ vì vậy, ông đã là một sinh viên
hải ngoại rất tệ. Ông theo học một trường ở Paris trong một thời gian nhưng
bỏ học trước khi lấy bằng, sau đó cũng không hoàn tất nổi các lớp hàm thụ