Việt Nam bay về lại Sài Gòn, họ nhìn thấy trên máy bay một món quà đặc
biệt từ vị nữ chủ nhân: một cây hoa giấy Burma đang trổ nhiều hoa trắng
dành cho bà Nhu để bà trồng trong vườn. 7 Ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Pháp, và Áo, bà được đại diện của những hội phụ nữ chào đón. Bà Nhu
thậm chí đã bằng cách nào đó gợi cuộc trò chuyện với vị đại biểu Nga tại
Liên minh Nghị viện Thế giới khi họ phát hiện từng ngồi gần nhau ở
Brazil. Vì đại biểu người Nga, bà Lebedeva, là một phụ nữ chắc nịch được
biết đến với cách xử sự lỗ mãng, nhưng bà Nhu đã cuốn hút bà ta vào một
cuộc tranh luận ở Pháp về nhu cầu kinh tế của sự đầu tư nước ngoài. Và ở
Washington, D. C, nhân một chuyến viếng thăm bán chính thức cùng chồng
vào tháng Ba năm 1957, bà Nhu đã được mời ăn trưa ở Thượng viện. Bà
quan sát những thượng nghị sĩ tranh giành nhau một chỗ ngồi tốt tại bàn và
nhận xét với người ngồi sát bên về cái vẻ cực kỳ trẻ con của nghi thức bữa
trưa này. Vị chính khách nghe được lời bình luận của bà và cười xòa là một
thượng nghị sĩ trẻ từ Massachusetts, John F. Kennedy.
Nhân viên CIA hộ tống ông bà Nhu, người bạn cũ của họ, Paul
Harwood, nhớ lại rằng bà Nhu đã gây một tì vết duy nhất trong một chuyến
đi đáng ra đã rất thành công. Bà đã "chè chén say sưa" giữa bao cặp mắt
chú ý của Allen Dulles và những nhân sĩ từ Bộ Ngoại giao và Quốc phòng
trong một bữa tiệc tối chiêu đãi tại Cầu lạc bộ Alibi, một ngôi nhà gạch ba
tầng cách Nhà Trắng vài khối nhà. Tư cách thành viên ở đây vẫn giới hạn
trong thành phần tinh túy nhất - năm mươi người quyền lực nhất
Washington - và những thành viên mới chỉ được nhận vào sau khi một
thành viên cũ chết. Có lẽ bà Nhu đã say sưa quá trớn với thanh thế của
mình, vì lẽ đó chồng bà đã không hài lòng với bà. Ông không vui với sự
phô bày vẻ yêu kiều, duyên dáng, và sự thông thạo tiếng Anh của vợ. Bà đã
là ngôi sao của buổi tối - và ông Nhu ắt hẳn đã coi đó là chuyện nhắm vào
cá nhân ông. Theo quan điểm của Harwood, bà "không phải là vấn đề, mà
là một chuyện giật gân". 8