Bà Nhu đã quyết nhận trách nhiệm đua tranh với những sự tiến bộ mau
lẹ mà những người Cộng sản đang thực hiện cho người phụ nữ. Nếu họ giải
phóng phụ nữ, bà cũng sẽ làm vậy. Bà Nhu chỉ có một lý do duy nhất để tự
coi mình là một chuyên gia về chủ đề này: bà cũng là một phụ nữ. Bà sẽ
kêu gọi những người giống như mình chung tay hành động. Nhưng vấn đề
của bà lại chính ở điểm này. Bà Nhu không bao giờ là một phụ nữ Việt
Nam điển hình. Bà nói tiếng Pháp tại bàn ăn và dạo quanh thành phố trong
một chiếc xe hơi có tài xế riêng. Chuyến đi bị cưỡng ép bởi người Cộng sản
qua vùng nông thôn đã là một sự gian khổ ghê gớm đối với bà, nên bà đơn
giản không thể sẻ chia những kinh nghiệm của những người phụ nữ đã
gánh chịu quá nhiều nỗi bất công dưới chế độ thực dân và quá nhiều đau
khổ trong những thập niên đói kém và chiến tranh trước đó.
Bà Nhu tuy vậy vẫn nỗ lực. Bà đã dùng cương vị đại biểu Quốc hội để
hứa với "các chị em" rằng bà sẽ chăm sóc cho họ. Bà sẽ làm cho tiếng nói
của họ được nghe thấy và bảo vệ họ. Vào tháng Mười năm 1957, bà Nhu đã
đưa ra bộ luật Gia Đình. Khi có hiệu lực vào tháng Sáu năm 1958, nó đặt ra
ngoài vòng pháp luật tục lệ đa thê và việc lấy vợ lẽ. Nó cũng cho phụ nữ
quyền kiểm soát tài chính của họ sau hôn nhân; họ có thể mở tài khoản
ngân hàng, sở hữu của cải, và thừa kế tài sản. Những tiếng càu nhàu từ một
vài thượng nghị sĩ nam đồng nghiệp của bà Nhu là điều được chờ đợi. Họ
nói những quyền mới này dành cho phụ nữ là quá nhiều và quá sớm. Sẽ có
"sự chọn lọc lâu dài" tại nhiều điều khoản khác nhau của dự luật. Bà Nhu
đã nêu giả thuyết là những vị nam đồng nghiệp của bà sở dĩ chống lại bộ
luật này là vì họ muốn giữ lại những thê thiếp của mình, và có tin đồn rằng
bà đã gọi vị Chủ tịch Quốc hội là "con lợn". Có một lúc người ta đã đưa ra
đề nghị trì hoãn bộ luật đã được đề xuất, nhưng không ai có khả năng
chống đối bà Nhu đủ lâu. Khi bà khẩn khoản yêu cầu ông Diệm, ông dùng
tư cách Tổng thống gây áp lực lên cơ quan lập pháp, và Luật Gia Đình đã
được phê chuẩn với chỉ một đại biểu duy nhất chống lại. 10 Có vẻ như đại
đa số dân chúng Việt Nam hoan nghênh một pháp chế cải thiện thân phận
người phụ nữ trong Bộ luật - ngoại trừ một điều. Bộ luật của bà Nhu cũng