thường. 12 Giờ đây ông muốn một vụ ly dị, và điều đó đặt ra một mối đe
dọa - ông Châu biết quá nhiều về những hoạt động trong đảng chính trị của
ông Nhu, cách thức nó vận hành, và nó được tài trợ ra sao. Người ta kháo
nhau lời đồn đoán rằng bà Nhu muốn cấm việc ly dị để ngăn ông Châu nói
những điều có hại cho gia đình.
Tuy nhiên, công chúng không biết rằng cuộc hôn nhân của bà Nhu đang
đến hồi rạn nứt. Với người bàng quan, vợ chồng bà Nhu là một cặp đôi
quyền lực ghê gớm, nhưng nỗi thất vọng cá nhân của bà Nhu đã thấm đẫm
những trang nhật ký mà bà bắt đầu viết từ năm 1959.
Tôi để ý tới quyển nhật ký vào tháng Tám năm 2012, khi James Văn
Thạch, một đại úy về hưu của quân lực Hoa Kỳ, đã bắt liên lạc với tôi. Ông
trạc tuổi tôi, sống ở Bronx, và đã tìm thấy tôi qua Google search. Giống
như tôi, James quan tâm đến lịch sử chiến tranh Việt Nam, nhất là câu
chuyện về bà Nhu.
Tôi đã hoài nghi khi James nói với tôi rằng anh có quyển nhật ký của bà
Nhu. Việc một quyển nhật ký năm mươi tuổi giờ đây xuất hiện trong tay
một cựu đại úy quân lực Hoa Kỳ ba mươi sáu tuổi ở New York có vẻ, chà,
hơi lạ thường. Hơn nữa, bà chưa bao giờ đề cập về nó.
Tuy vậy tôi vẫn đến nhà song thân của James ở Queens. Đó là một ngôi
nhà phố có mặt tiền phẳng với lớp vữa ngoài màu nâu khác lạ. Cơn bão
Sandy đã quét qua vùng lân cận hai tuần trước nhưng chỉ làm thiệt hại có
ba cây xanh ở đây. Những đám người vẫn đang ở ngoài trời dọn dẹp đống
ngổn ngang. Cha của James ở đâu không thấy khi tôi bước vào cửa. Là một
cựu quân nhân Mỹ, giờ đây ở tuổi bát tuần, ông đã có hai chuyến đi đến
Việt Nam, nơi ông đã gặp mẹ của James. Bà trẻ hơn ông, chỉ mới qua tuổi
sáu mươi. Bà thật sự đã bước cách quãng xuống những bậc tam cấp để gặp
tôi nhưng rùng mình ớn lạnh khi gió luồn qua những khe hở chiếc áo len
mỏng manh của bà. Bà cao hơn hầu hết phụ nữ Việt Nam một cái đầu, với
mái tóc đen dài xõa xuống vai. Những móng tay của bà được sơn phết, và