MADAM NHU TRẦN LỆ XUÂN - QUYỀN LỰC BÀ RỒNG - Trang 171

khó chịu. Ông đã bị trục xuất sau mười lăm năm ở xứ này. Lý do? Một bài
viết ngày 20 tháng Tám năm 1962 kèm theo tấm ảnh chụp các người tình
của bà Nhu - đội bán quân sự của bà - với chú thích "Nữ dân quân ở Sài
Gòn: kẻ thù có thêm động lực và sự hăng hái". Giới báo chí Hoa Kỳ ở Sài
Gòn không buồn khi thấy Sully ra đi. Tin tức của ông đầy u ám trong khi
chính sách chính thức vẫn một mực lạc quan. Nhưng Halberstam đã ghi lại
những ý kiến đáng chú ý. Sully rời Việt Nam như một người hùng báo chí,
có thể nói vậy. Hai cô gái trẻ giữ ông lại trong một cửa hiệu để xin thủ bút
của ông. Khi Sully chuẩn bị trả tiền thuế xuất cảnh như thường lệ cho
chuyến ra đi của mình, một viên chức địa phương mỉm cười, bắt tay ông, và
không nhận tiền. Ông gọi Sully là "người bạn chân chính" của Việt Nam vì
đã nói sự thực, dù đau đớn.

Phóng viên hãng tin AP Malcolm Browne chia sẻ giải thưởng Pulitzer

năm 1964 với Halberstam vì những tin tức của họ về Việt Nam. Họ còn có
chung quan điểm về bà Nhu. "Bà ta là loại người rất tự phụ", Browne về
sau khẳng định như vậy. "Bà luôn vui vẻ trò chuyện với cánh nhà báo
chúng tôi, nếu bà có thể yên trí những gì chúng tôi viết là tâng bốc bà",
điều này càng ngày càng không đúng. Browne cũng miễn cưỡng ca ngợi bà
Nhu. "Bà là một trong những tài sản lớn nhất của ông Diệm và ông Nhu",
không có nghĩa ông nghĩ rằng đó là điều tốt cho sự ủng hộ của Hoa Kỳ ở
Việt Nam. "Bà thường hòa đồng với đám đông, rất nguy hiểm cho bà", ông
nhớ lại. "Bà làm người ta điên tiết, nhưng bà can đảm".

Browne chụp bức ảnh nhà sư tự thiêu vào tháng Sáu năm 1963. Đó là

một bức ảnh kinh hoàng. Khuôn mặt nhà sư nhăn nhúm lại trong đau đớn
tột cùng. Thích Quảng Đức đã tự thiêu để phản đối chế độ họ Ngô, và bà
Nhu chỉ có thể nói bà sẽ "vỗ tay cho một vụ nướng nhà sư khác". Bức ảnh
đó, và phản ứng theo kiểu Marie Antoinette của bà, cho người ta hiểu thêm
về những gì đang diễn ra ở Nam Việt Nam cũng nhiều như bất kỳ câu
chuyện nào của các đặc phái viên nước ngoài. Bức ảnh của Browne để trên
bàn làm việc của Tổng thống John F. Kennedy khi ông phái tân đại sứ đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.