Việt Nam Cộng hòa, Henry Cabot Lodge, người hiểu rằng nhiệm vụ của
ông là làm tất cả để vô hiệu hóa bà Nhu. 9
John Mecklin, một cựu nhà báo sau chuyển sang làm công chức, đã đưa
tin về sự kết thúc của Đông Dương từ 1953 đến 1955 và trở lại năm 1961
với tư cách là viên chức của Sở Thông tin Hoa Kỳ. Ông công nhận những
tác động lịch sử mà các phóng viên đang gây ra và trong hồi ký của mình,
Mission in Torment, cho rằng tin tức của những người như Halberstam và
Browne góp phần lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Tôi chợt nghĩ trong khi
đọc cuốn sách của ông rằng bà Nhu đã đúng. Các ký giả đã về bà Nhu như
một người hoang tưởng và điên khùng; đến lượt mình bà nghĩ giới báo chí
tìm cách hãm hại bà. Cả hai bên đều đúng.
Tôi chạy xe lên Maryland để thăm Stanley Karnow, người viết cuốn
sách hoàn hảo gần tám trăm trang, Vietnam: A History, mà tôi đã mang
theo trong chuyến đi đầu tiên đến Việt Nam. Ông mời tôi đến hành lang có
kính che nhà ông, ở đó chúng tôi uống cà phê đen, pha sẵn, và Karnow đốt
hết điếu thuốc này đến điếu khác khi hồi tưởng lại những ngày ở Sài Gòn.
Bà Nhu, Karnow nói, là đàn bà hơn là nhà nữ quyền, "rất đỏm dáng,
luôn phô vẻ gợi tình của mình". Bà táo tợn, vui nhộn, nhảy nhót, và là "một
cơn sóng ngầm - không ai có thể kiểm soát bà". Người Mỹ, bà Nhu nói,
đang sử dụng viện trợ của họ để "tạo ra những tay sai người Việt và dụ dỗ
phụ nữ Việt Nam vào con đường suy đồi". Bà tuyên bố rằng các phóng viên
Mỹ đang hoạt động chống lại bà, rằng tờ New York Times đã nhận hối lộ
40. 000 đô để đăng bài phỏng vấn một lãnh đạo Việt Cộng, và rằng tờ báo
Mỹ uy tín này là một phần của "âm mưu Cộng sản quốc tế'' muốn nhấn
chìm đất nước bà. Karnov nhớ lại ông Diệm trong thâm tâm đã nao núng
trước những gì em dâu ông nói. Bà buộc tội Tòa Đại sứ Mỹ đe dọa và tống
tiền, tuyên bố với cả thế giới rằng cần "một cú sốc điẹn để lấy lại các giác
quan của mình", và tố giác đại úy Mỹ John Paul Vann, cố vấn của một viên
tướng quân đội Việt Nam Cộng hòa, là "nhà quân phiệt ngoại quốc", người