Cũng như các đặc phái viên khác ở Sài Gòn năm 1963, Higgins hoàn
toàn tin vào học thuyết domino. Nhưng bà phát biểu thẳng thừng lập trường
chống cộng của mình hơn hẳn các nhà báo Mỹ khác. Higgins ủng hộ việc
sử dụng bom nguyên tử chống lại Trung Cộng và gọi cuộc chiến chống chủ
nghĩa Cộng sản là "Thế chiến Thứ ba". Bà sẵn sàng làm bất cứ cái gì để bảo
vệ nước Mỹ - và Higgins muốn rằng những trận đánh như vậy diễn ra "cách
xa San Francisco và New York". Bà thông cảm với tình trạng độc tài hiển
nhiên của chế độ Sài Gòn, miễn là nó chuyên chế dưới chiêu bài dân chủ.
Sau này Higgins sẽ phủ nhận điều này, nhưng tạp chí Time trích lời bà nói
với một phóng viên trong bữa ăn tối ở Sài Gòn rằng các đặc phái viên Mỹ ở
Nam Việt Nam "muốn thấy chúng ta thất bại trong cuộc chiến này để chứng
tỏ họ đúng". Đó là một bình luận kích động. 16
Khi Higgins gặp bà Nhu ở Dinh, Đệ nhất Phu nhân mỉm cười và "trông
không có chút gì hung dữ". Higgins mô tả bà một cách ngưỡng mộ: "Cái
đầu bới cao từng lọn tóc đen, và mớ tóc lưa thưa trước trán. Cái áo dài lụa
trắng của bà, trang phục truyền thống của Việt Nam, ôm sát cái thân hình
cần đối làm gợi lên niểm kiêu hãnh phụ nữ. Bà mang đôi giày mềm với gót
cao kiểu Pháp. Những cái móng tay dài tiểu thư được chải chuốt bằng nước
sơn hồng". 17
Higgins công khai ca tụng sự dũng cảm cá nhân của bà Nhu, và bà có
thể đồng cảm với cung cách mà một phụ nữ có cá tính hung dữ và kiên
quyết đối mặt với nguy cơ bị mất danh dự trước công luận.
Higgins từng là chủ đề của nhiều đồn đoán về những cuộc phiêu lưu
tình dục của bà. Bà từng được cho là "ngây thơ như rắn hổ mang" và bị chế
nhạo có nhiều nam tính chỉ vì bà thành công trong thế giới của đàn ông.
Khi có người kể với Homer Bigart của tờ New York Times rằng Higgins
mới sinh con đầu lòng, nghe nói ông đáp lại, "Tuyệt vời. Ai là mẹ vậy?"
Phản ứng đó càng trở nên độc ác hơn khi đứa bé đó chết năm ngày sau khi
bị sinh non.