Ông Thục ra lệnh lấy cờ xuống. Nghe được việc này sau đó ở Sài Gòn,
ông Nhu giận điên lên vì sự thiếu suy nghĩ của anh mình". Tại sao anh
mình cứ kiên quyết ban hành một cái lệnh ngớ ngẩn như thế về cờ quạt
nhỉ? Ai thèm quan tâm đến những lá cờ gì họ treo chứ?".
Các lãnh tụ Phật giáo rất quan tâm. Họ chờ đợi cơ hội như thế này và
nhanh chóng lợi dụng nó. Lễ kỷ niệm Phật đản nhanh chóng biến thành một
cuộc biểu tình phản đối. Hàng ngàn người tràn qua các cây cầu đổ về trung
tâm thành phố. Họ vẫy những biểu ngữ đòi bình đẳng tôn giáo, nhưng
nhiều người chắc hẳn chỉ thấy quá vui sướng vì có cớ để hòa mình vào
cuộc biểu tình chống chính quyền. Rõ ràng là các cuộc biểu tình của Phật
giáo không thể được xem là biểu hiện tôn giáo thuần túy. Việc những người
tuần hành viết tiếng Anh trên biểu ngữ cho thấy họ nhắm đến sự chú ý của
các nhà nhiếp ảnh phương Tây. Các Phật tử biết rằng nếu họ muốn chế độ
thay đổi, thì họ cần sự thông cảm của báo chí nước ngoài.
Quân đội chính phủ và các quan chức thực thi luật pháp của thành phố
mai phục giữa trung tâm thành phố để bảo đảm kiểm soát tất cả tình hình.
Và rồi, đột nhiên, bùng lên hai tiếng nổ dữ dội. Không ai biết chúng từ đầu
đến và phía nào đã kích nổ. Đám đông được lệnh giải tán, và khi đám đông
giải tán, vòi nước chữa lửa phun vào họ; dân vệ nổ súng chỉ thiên. Sự hỗn
loạn lắng xuống. Lựu đạn được ném vào đám đông. Một làn sóng người la
hét ngay sau những tiếng nổ lớn đột ngột. Khi khói tan, chín người đã chết,
trong đó có hai trẻ em, và mười bốn người bị thương. 3
Như một phản ứng bộc phát, chính quyền Sài Gòn đổ trách nhiệm sự cố
này cho Việt Cộng. Ông Diệm và ông Nhu tuyên bố Cộng sản gây ra mọi
lộn xộn ở Huế. Những người Cộng sản đã khai thác tình hình, hai ông nói.
Có lẽ nếu như hai anh em họ Ngô cố gắng xin lỗi một cách thật tâm, thì
cuộc khủng hoảng có thể đã chấm dứt ở đó. Nhưng đằng này, ông Diệm và
vợ chồng ông Nhu vận dụng những bài học mà họ đã học trong nhiều năm,
từ ngăn chặn Bình Xuyên năm 1955 đến đánh bại lính nhảy dù năm 1960: