Không lộ điểm yếu nào. Không thương lượng. Đứng trước sự bất ổn, tăng
thêm sức ép.
Gia đình họ Ngô cảm thấy bị cáo buộc sai. Tự do tôn giáo đã được nêu
rõ trong Hiến pháp của Việt Nam Cộng hòa, như thế chưa đủ sao? Tại sao
những tín đồ Phật giáo cứ đòi hỏi phải có sự đối xử mới và khác biệt đối
với tôn giáo của họ so với tôn giáo của người khác? Liệu các tôn giáo khác
và các giáo phái - Hòa Hảo, Cao Đài và thiểu số Tin Lành, Hồi giáo - có
đòi hỏi điều tương tự? Những yêu sách của họ gây chia rẽ, mà Việt Nam
Cộng hòa cần sự thống nhất để chống lại Cộng sản. Gia đình họ Ngô đơn
giản là không thấy sự bách hại tôn giáo như sự kêu ca chính đáng và nhìn
người Phật tử như các phần tử cơ hội chính trị. Các lực lượng an ninh, cài
cắm bên cạnh dân quân mật và các mạng lưới gián điệp, cùng với không
khi áp bức chung dưới những luật lệ đạo đức của bà Nhu, làm cho tình hình
chín muổi để có thể bùng nổ. Thế rồi chế độ họ Ngô hành xử với các Phật
tử như hành xử với bọn cướp và những kẻ âm mưu đảo chính. Đó là một
sai lầm khủng khiếp.
Các tín đồ Phật giáo tiếp tục tập hợp với nhau. Tại các thành phố khắp
miền Nam Việt Nam, họ tiếp tục chống lại chế độ Ngó Đình Diệm. Họ biểu
tình đòi quyền hội họp công khai và đòi hỏi quyền treo cờ Phật giáo nơi
công cộng. Họ cũng gào la chế độ Ngô Đình Diệm là thiên vị Công giáo.
Các nhà sư đầu trọc tập hợp trong áo choàng màu vàng nghệ và nói chuyện
bằng loa pin với những đám đông hiếu kỳ đứng nhìn. Cảnh sát xuất hiện và
giải tán những đám đông, nhưng họ cẩn trọng. Đánh đập và bắt đi các nhà
sư sẽ là một động thái quan hệ công chúng tệ hại cho chế độ đang bị theo
dõi chặt chẽ.
Giết chóc và bạo lực là điều ghê tởm đối với triết lý hòa bình của Phật
giáo, chỉ với một ngoại lệ duy nhất: tự thiêu. Sự hy sinh xác thịt khả tử của
mình cho chính nghĩa chung của tha nhân thì được chấp nhận. Như một
người phát ngôn Phật giáo nói rõ, "Một nhà sư Phật giáo có những nghĩa vụ