Một vị sư khác nói qua micro bằng tiếng Anh và tiếng Việt: "Một nhà sư
Phật giáo tử vì đạo". Browne đoán cuộc tự thiêu này kéo dài mười phút
trước khi lửa tắt. Thích Quảng Đức đổ người tới trước, ngã lăn ra, và bất
động. Ông là người đầu tiên và nổi tiếng nhất, nhưng ông sẽ không là người
cuối cùng. Vào cuối mùa hè tệ hại năm đó, có thêm sáu Phật tử, gồm các
nhà sư, một nữ tu, và một học sinh, cũng đã tự thiêu. 4
Khi tình hình hỗn loạn của Phật giáo bùng lên ở Sài Gòn, Hoa Kỳ, chỗ
dựa hoàn toàn của Việt Nam Cộng hòa, đe dọa sẽ cắt đứt khỏi chế độ này.
Người Mỹ muốn ông Diệm mở rộng chính quyền, nói chuyện với các đối
thủ chính trị và đưa họ vào cùng hàng ngũ - nói cách khác, họ muốn ông
hành xử như một nhà dân chủ hơn là một nhà độc tài. Ông Diệm có "những
hành động cân nhắc" trong một số vấn đề, nhưng về một số vấn đề khác,
người Mỹ cảm thấy ông đang trì hoãn và làm cho vấn đề trở nên tồi tệ. Và
ông từ chối hợp tác với báo chí nước ngoài - vốn chẳng có hiệu quả gì.
"Thái độ [của chế độ] đối với báo chí Mỹ phản ánh thái độ của nó nói
chung đối với chính phủ và dân chúng Mỹ" và nếu vợ chồng ông Nhu
"công khai khinh thường" thì ông Diệm đơn giản là "dửng dưng". Như đại
sứ Mỹ Henry Cabot Lodge ghi lại trong hồi ký Vietnam Memoir năm 1967
của ông: "Hoa Kỳ có thể hòa hoãn với các nhà độc tài tham nhũng tìm cách
tránh né báo chí", nhưng ông Diệm và vợ chồng Nhu không thể đi theo
những quy tắc đó.
Ông Diệm thành thực nói rằng ông mệt mỏi khi phải tỏ ra cứng rắn
trước những đòi hỏi từ Washington. Ông không phải là bù nhìn và ghét bị
đối xử như một con bù nhìn. Sinh ra dưới thời thực dân Pháp, ông sẽ không
là nạn nhân của "chủ nghĩa đế quốc thực dân" Mỹ, vì vậy ông Diệm rất
nhạy cảm với mọi sự xâm phạm quyền tối cao của ông. Như Edward
Lansdale chỉ ra trong giác thư gởi Bộ trưởng Quốc phòng Robert
McNamara năm 1961, "Nếu quan chức Mỹ sắp tới nói chuyện với Tổng
thống Diệm cần có sự nhạy cảm để thấy ông như một con người đã trải qua
khổ ải trong nhiều năm - chứ không phải như một đối thủ sẽ bị đánh quị -