phích qua vai, với thông điệp "Kết liễu Diệm" và "Chấm dứt Chiến tranh ở
Việt Nam" viết trên giấy xtăng-xin bằng những chữ rời rõ to. Xem lại băng
ghi hình của cuộc biểu tình này, thấy nó có vẻ kỳ quặc và vô hại, một biểu
thị thận trọng của tự do ngôn luận. Những chia rẽ đau đớn trong xã hội gắn
với Chiến tranh Việt Nam sẽ đến sau này - tại Đại hội Đảng Dân chủ ở
Chicago năm 1968, tại đây cảnh sát đẩy lùi những người biểu tình đang đốt
những tấm thẻ quân dịch, và dĩ nhiên ở Đại học Kent State. Nhưng nhóm
người biểu tình bên ngoài khách sạn của bà Nhu năm 1963 là nhóm cực
đoan thời đó. Hầu hết người Mỹ vẫn một dạ tin vào hiệu ứng domino và
nhìn chung họ tin tưởng chính phủ của mình. Khi Tổng thống Kennedy nói
rằng Hoa Kỳ có trách nhiệm ở Việt Nam Cộng hòa là chặn đứng Chủ nghĩa
Cộng sản, chính sách đó phần lớn không ai nghi ngờ.
Một chàng trai tóc húi cua mang kính bước ra khỏi đội hình hình bầu
dục để được Ben Horman, phóng viên CBS, phỏng vấn. Chàng trai đứng
đắn mặc áo nịt len bên dưới áo cộc tay có huy hiệu, túi trước cài mấy cây
bút. Horman hỏi cậu, vẻ rất trịch thượng, "Nào, cậu có nghĩ chúng ta nên
rút hết quân về nước không? Và cứ để cho bọn Cộng vào chiếm đóng?".
Cục yết hầu và thần kinh của chàng trai đe dọa làm anh nghẹt thở, nhưng
anh bạnh hết quai hàm và nói thẳng vào cái micro CBS: "Cái đó để người
Việt Nam quyết định". Rồi anh lặp lại lời tuyên bố cho chắc ăn: "Cái đó để
người Việt Nam quyết định". 5
Bà Nhu hoàn toàn không đồng ý. Người Việt Nam không được tin cậy
để quyết định chuyện đó, người Mỹ cũng thế thôi. Ý tưởng cho rằng Việt
Nam Cộng hòa có thể không xứng đáng để đấu tranh bảo vệ là lời nguyền
rủa đối với bà.
Bà xuất hiện tươi rói từ khách sạn của mình ngày hôm sau. Năm chục
phóng viên và quay phim truyền hình chờ đợi bà ở sảnh. Bà đến đáp cho họ
bằng một thoáng cười, phô hàm răng trắng như ngọc.