bà. Đèn lóe lên, hắt ánh sáng lên những đường viển màu trắng của ngôi
nhà, bắt lấy hình ảnh Đệ nhất Phu nhân đang khiêm nhường đứng đó. Giờ
này bà Nhu đang phẫn nộ vì bị phớt lờ - và lại bị phớt lờ trước đám đông.
Bà xoay lưng lại và đi nhanh ra sân sau. Chọc những cái lỗ trên bãi cỏ bằng
đế giày nhọn, bà rảo bước về phía cổng sau, ở đó bà băng lên mấy bậc hiên
và nhìn chăm chú vào trong nhà qua cửa sổ.
Những căn phòng tối om và những bức tường bên trong gần như trống
trơn. Bà có thể nhận ra những chiếc ghế mượn tạm mà cha mẹ bà đang sử
dụng hay căn phòng không trải thảm. Tấm ảnh chụp hai vợ chồng dựa vào
cái chụp đèn, và họa phẩm duy nhất là bức tranh lụa thanh nhã vẽ đôi bàn
tay của bà Chương. Có lẽ còn có những cái hộp chưa mở. Khi vợ chồng
ông Chương rời khỏi Tòa Đại sứ, chắc chắn họ đã đem theo nhiều thứ hơn
chứ không phải chỉ thế này - như bộ sưu tập sách, bình lọ và họa phẩm Á
châu. Tấm ảnh chụp gia đình từng treo ở vị trí nổi bật trong Tòa Đại sứ,
tấm ảnh chụp bà Nhu khi còn là cô bé nắm tay cha mẹ, giờ không thấy đâu
nữa. Có một cái máy quay đĩa nhỏ mà ông Chương từng để bên cạnh bàn
làm việc của mình ở Tòa Đại sứ. Ồng dùng nó thường xuyên để nghe các
vở kịch của Shakespeare. Chúng "đầy minh triết", ông nói; ông Chương
thích nghe những câu chuyện kể hàng thế kỷ trước và tìm cách làm cho
những thức nhận của chúng thấm sâu vào trong hành vi con người. Vở bi
hài kịch tự nó đang diễn ra trong đời thực trên bãi cỏ trước nhà ông có tất
cả sự khẩn thiết - và tiềm tàng sự hủy diệt - của màn chót một bi kịch
Shakespeare. 5
Đó là tất cả những gì mà người làm báo ở Washington có thể làm để
bám sát Đệ nhất Phu nhân khi bà lẻn vào cơ ngơi của cha mẹ bà. Bà Nhu
cảm thấy khó chịu. "Thật không hiểu nổi. Mới hồi nãy tôi còn gọi điện nói
chuyện với ai đó ở đây". Nhưng giây phút đó đã qua, và giờ đây vợ chồng
ông Chương không có ở nhà hoặc họ đã làm một việc tuyệt vời là làm bộ
không có ở nhà. Bà Nhu và Lệ Thủy thu người chui vào băng ghế sau chiếc
limousine, và chiếc xe lao đi. Nó băng qua những đường phố vắng lặng của