phong của một luật sư làm việc với chính quyền thực dân. Như vậy, ông sẽ
chẳng đời nào chấp nhận một cô gái răng đen về làm vợ mình.
Đôi vợ chồng cưới nhau năm 1912. 5 Năm sinh ghi trên bia mộ của bà
Chương, và năm được ghi trong giấy báo tử năm 1986 ở Sở cảnh sát
Metropolitan là 1910. Căn cứ theo đó thì bà chỉ mới hai tuổi vào thời điểm
lấy chồng.
Những cô gái ở miền thôn quê được gả chồng vào độ tuổi rất bé, có lẽ
mười ba hay mười bốn, không phải là chuyện lạ thường, nhưng hiếm có
một cô dâu nào lại chỉ là đứa bé mới chập chững. Điều đó thậm chí càng
khó có cơ sở khi xét đến sự kiện cả hai gia đình đều là những thế gia tinh
anh; họ có khả năng để chờ đợi. Một cách giải thích hợp lý là ngày sinh của
bà Chương đã được sửa đổi, cho phép bà ở trong một độ tuổi dễ dàng được
yêu chiều ở Hoa Kỳ, tránh xa mọi kẻ có thể phản bác những gì bà kể lại.
Nhưng ở Việt Nam tuổi tác làm gia tăng uy tín. Người ta ắt không có lý
do gì để cố làm ra vẻ trẻ trung cả. Có thể bà Chương thật sự là một cô dâu
hai tuổi. Phải một thời gian rất lâu sau đám cưới, các anh họ trong hoàng
tộc của bà mới bắt đầu có gia thất. Con gái đầu lòng của họ, Lệ Chi, ra đời
gần một thập niên sau ngày cưới. Có lẽ cô dâu bé nhỏ cần thời gian để đạt
đến độ tuổi thụ thai.
Ông Chương vẫn chỉ là một thiếu niên vào ngày cưới của mình. Ông
sinh năm 1898, nghĩa là mới mười bốn tuổi khi cưới vợ. Ồng Chương là
con trai cả của Trần Văn Thông, một quan thống đốc tỉnh được trọng vọng
ở Bắc Kỳ thuộc Pháp. Theo hồ sơ của ông trong thư khố thuộc địa Pháp,
ông Chương đã rời khỏi Việt Nam lẫn cô vợ trẻ của ông không lâu sau lễ
cưới. Ông đã đến Pháp và Bắc Phi để tiếp tục học tập.
Sự tính toán thời gian của chàng thiếu niên Chương thật không chê vào
đầu được. Ông rời khỏi Đông Dương ngay trước khi Thế chiến thứ nhất nổ
ra. Chỉ cần muộn thậm chí một năm việc rời đi sẽ là bất khả trong thời