MADAM NHU TRẦN LỆ XUÂN - QUYỀN LỰC BÀ RỒNG - Trang 37

Khi thêu thùa khâu vá, đừng dừng nghỉ mũi kim;

Đừng hát hay ngâm thơ, khi không ai bên cạnh;

Đừng nhìn ra cửa sổ, với dáng điệu trầm ngâm.

... Đừng rùn vai, đừng thở dài;

Đừng cười to khi chưa mở một lời;

Khi cười, chớ phô cả răng lợi;

Đừng ngồi lê hay nói lời cay độc. 15

Là con gái thứ, Lệ Xuân sớm hiểu rằng cô phải chiếu theo trật tự đã xác

lập. Cha mẹ và những người lớn khác đã được tôn trọng và phục tùng, và
các chị em cô cũng vậy. Lệ Xuân có vị thế thấp kém nhất trong gia đình.
Nỗi bực bội với việc bị sai bảo đã bắt đầu khởi lên trong cô từ khi còn bé.
"Em trai tôi thường lấy việc trêu chọc tôi như một trò chơi tiêu khiển khi
tôi còn nhỏ. Tôi ngồi xuống, và nó nói, "Ngồi xuống". Vậy là để chứng tỏ
rằng không phải tôi ngồi vì nó đã ra lệnh cho tôi, tôi đứng dậy. Nhưng liền
đó nó nói, "Đứng dậy". Trò đó làm tôi tức điên". 16

Một đứa trẻ khác có thể đã phản ứng khác hẳn, trở nên dễ bảo khi đã

quen với hoàn cảnh thực tế của mình. Nhưng bà Nhu đã nhớ về thời thơ ấu
như một quãng thời gian đầy tức tối. Bà khao khát sự chú ý và chấp thuận.
Để có được nó, bà đã phải làm việc chăm chỉ hơn, khóc to tiếng hơn. Ngay
khi là một cô gái nhỏ, bà đã tin rằng mình có quyền nhiều hơn thế.

Việc học chính thức của Lệ Xuân bắt đầu khi một gia sư già, quấn khăn

xếp với hai ngón tay dính nhau đến nhà để dạy ba chị em cô. Mới năm tuổi,
cô đã được gửi vào trường nội trú ở Sài Gòn cùng chị mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.