MADAM NHU TRẦN LỆ XUÂN - QUYỀN LỰC BÀ RỒNG - Trang 43

Thực vậy, người Pháp ngăn cấm dùng từ "Việt Nam", vốn ngụ ý sự

thống nhất của một quốc gia. Để giữ cho quyền lực thực dân không bị sứt
mẻ, người Pháp đã kìm hãm không cho Việt Nam trở nên quá mạnh - vì vậy
họ đã dùng thủ đoạn chia ra để cai trị. Chính quyền của quốc gia được chia
làm ba phần: miền Bắc (Bắc Kỳ) và miền Trung (An Nam) là những lãnh
thổ thuộc chủ quyền của người Việt trên danh nghĩa, hoặc lãnh thổ bị bảo
hộ, của Pháp. Phần phía nam giàu tài nguyên của quốc gia, Nam Kỳ, được
cai trị trực tiếp bởi chế độ thực dân. Từ thuộc địa này người ta cắt ra những
khu đất rộng lớn để sản xuất lúa gạo, cao su, và những sản vật giá trị khác.
Để tài trợ cho chính quyền thực dân, nhà nước Pháp dựa vào lợi tức từ
những mặt hàng độc quyền mà nó kiểm soát: muối, rượu, và đặc biệt là
thuốc phiện. Người Pháp biết rõ thuốc phiện nguy hiểm thế nào, nhưng họ
cũng biết sự nghiện ngập có thể mang lại lợi nhuận to lớn ra sao. Họ mở
những trung tâm buôn bán thuốc phiện trong mọi ngôi làng. Những làng
nào không đáp ứng chỉ tiêu doanh số của họ sẽ bị trừng phạt. 3Lợi nhuận
không phải là động cơ duy nhất khuyến khích người Pháp tin rằng những
nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Đông Dương là của họ để chiếm lấy. Họ tin
rằng người Việt Nam thấp kém hơn về mặt sinh học. 5 Người Pháp gọi
người Việt Nam, bất kể đến từ vùng nào, là Annamite. Từ này bắt nguồn từ
tiếng Trung Quốc, nhưng với người Pháp nó nghe rất giống như une mite,
nghĩa là sâu bọ hoặc kẻ ăn bám. Một từ khác họ dùng để chỉ người Việt, bất
kể thuộc giai cấp nào, là nhà quê, hoặc nông dàn. Một cư dân thành thị có
học thức sẽ nổi giận trước cái lối mô tả này, nhưng những người thận trọng
và những người giống như cha của Lệ Xuân, vốn có quá nhiều thứ để mất,
không dám thể hiện sự bất mãn của họ.

Gia đình ông Chương không tham gia vào bất kỳ hoạt động chống Pháp

công khai nào - ít ra đến thời điểm này. Cuộc sống của họ quá sung túc để
mạo hiểm. Nhưng ngay cả như thế họ vẫn có thể thấy rằng chế độ thực dân
đang bị thách đố gay gắt. Thời điểm gia đình ông Chương quay lại Hà Nội
trùng hợp với thời điểm sau khi xảy ra khởi nghĩa Yên Bái, cuộc bạo loạn
ghê gớm nhất vùng mà người ta từng chứng kiến trong thời Pháp thuộc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.