trí tại cơ quan văn khố Hà Nội khi ông gặp Lệ Xuân. 11 Tất cả những điều
đó có vẻ mang tính sách vở và nhỏ nhặt với một người giàu kinh nghiệm,
nhưng với Lệ Xuân, bấy giờ vẫn đang học trung học và chưa bao giờ ra
khỏi đất nước, trải nghiệm ở hải ngoại của ông Nhu mang lại cho ông một
nét hấp dẫn kỳ lạ. Một cuộc hôn nhân sẽ giải phóng cô khỏi những nỗi bẽ
mặt hàng ngày mà gia đình cô gây ra. Có vẻ như với Lệ Xuân một người
đàn ông ham mê sách vở hơn chính trị sẽ là nỗi khuây khỏa sau những trò
chơi hai mặt và phản bội mà bà đã chứng kiến trong cuộc hôn nhân của
chính cha mẹ mình. Việc ông Nhu mỉm cười nhiều hơn nói chuyện có vẻ là
một biểu hiện tốt nữa. Kết hôn là bước tiếp theo với một cô gái có giáo dục,
và Lệ Xuân không nghĩ cô hơn ông Nhu về điểm này.
Ngặt nỗi ông Nhu thuộc về một gia đình Công giáo kiên trung. Trong
tầng lớp tinh anh Việt Nam thì người Công giáo chiếm thiểu số và có phần
kỳ lạ. Tuy vậy, điều đó khá tốt với kỳ vọng của một người con gái thứ như
cô.
Ông Nhu là con trai thứ tư trong gia đình. Cha ông, Ngô Đình Khả, đã
từng nắm giữ vị trí quan trọng trong triều đình Huế, nhưng vào thời điểm
ông Nhu chào đời năm 1910, người Pháp đã phế truất vị hoàng đế mà ông
phụng sự. Vì lòng trung thành với chủ, ông đã từ chức và đưa gia quyến về
quê nuôi trâu và trồng lúa, một bước lùi đáng chú ý, nếu không nói là đáng
khâm phục. Thái độ phản kháng sự can thiệp của Pháp vào chính sự Việt
Nam đã củng cố một ý thức danh dự và trách nhiệm dân tộc của gia đình -
những phẩm cách đã được truyền thừa cho cả sáu người con trai của ông.
Mỗi sáu giờ sáng, chín người con của ông Khả tập hợp lại. Sau đó, đến
trường. Ông cũng bảo ban họ siêng năng làm việc đồng áng, lấm lem bùn
đất cùng những nông dân địa phương. Mặc dù bản thân ông Khả mặc áo
choàng lụa truyền thống của một người có học và để móng tay dài năm
phân như một biểu hiện của vị thế quan lại, ông không ngừng quở trách các
con trai rằng "một người đàn ông phải thấu hiểu đời sống của nhà nông".