MADAM NHU TRẦN LỆ XUÂN - QUYỀN LỰC BÀ RỒNG - Trang 49

Ông Khả đích thân giám sát việc học hành của các con trai, ở trường và

ở nhà. Ở trường, ông yêu cầu họ theo chương trình Âu châu. Ở nhà, ông
dạy họ tiếng phổ thông kinh điển (chữ Nho). Ngoài sự chú trọng về học
thuật, nhà ông Khả là nơi học tập về quan điểm chính trị chống Pháp theo
dân tộc chủ nghĩa.

Vào thời điểm ông Nhu và Lệ Xuân gặp nhau lần đầu tiên, những người

anh trong gia đình họ Ngô đã xác lập những sự nghiệp lỗi lạc. Người anh cả
bấy giờ đang làm thống đốc tỉnh. Người anh thứ hai đang trên bước đường
trở thành một trong những vị giám mục Công giáo đầu tiên ở Việt Nam.
Người anh thứ ba, thành viên trực tiếp góp bàn tay vào việc nhào nặn tương
lai dân tộc, là Tổng thống tương lai của miền Nam Việt Nam, ông Ngô
Đình Diệm.

Trong những cuộc phỏng vấn về sau với các ký giả Tây phương, bà Nhu

thẳng thắn thừa nhận rằng cuộc hôn nhân của bà với ông Nhu là vấn đề
thực tế, không phải chuyện yêu đương lãng mạn. "Tôi chưa từng có một
tình yêu ngọt ngào". Bà thú nhận với Charlie Mohr của tạp chí Time. "Tôi
đã đọc những thứ đó trong sách vở, nhưng tôi không tin chúng thật sự tồn
tại. Hay có lẽ chỉ với một số rất ít người mà thôi". 12

Nhưng cô gái trẻ Lệ Xuân là một diễn viên có tài, và cô biết nhận ra một

vai diễn phù hợp.

Năm 1940, ngay trước khi gặp ông Nhu, những nữ sinh trường múa ba

lê Madame Parmentier đang chuẩn bị diễn vở Bạch Tuyết. Những nữ sinh
người Pháp và Việt khác từ chối đóng vai mụ phù thủy gớm ghiếc, nhưng
Lệ Xuân đã nhìn thấy tiềm năng trong vai diễn này. Cô hẳn không bao giờ
được cho đóng Bạch Tuyết; vai đó sẽ vào tay một cô gái Pháp da trắng.
Song cô vẫn có thể tỏa sáng trên sân khấu bằng một vai diễn độc ác xuất
sắc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.