Bà Hoàng, em chồng bà Nhu, đã làm gì với sự vi phạm phép xã giao
đó? Phải chăng bà đã nghĩ về những tin đồn bà đã nghe thấy? Những mối
quan hệ bất chính của mẹ bà Nhu, vốn được thuật lại một cách quá đỗi rõ
ràng trong các bức điện ngoại giao của Pháp, ắt hẳn đã được khoác lên
những tình tiết tục tĩu dâm ô trong những chuyện ngồi lê đôi mách bên
khay trà hoặc quả cau.
Trong một hồi ký được viết nhiều thập kỷ sau, một người bạn của gia
đình đã tiêu khiển độc giả bằng một đoạn đối thoại giữa gia đình họ Ngô để
lý giải cho sự xung đột nội bộ liên quan đến việc chọn vợ của ông Nhu.
Vị nữ chúa của gia đình, bà Khả, đã cảnh báo con trai bằng một câu tục
ngữ cổ xưa: Mua heo chọn nái, xem gái chọn dòng.
"Telle mere, telle fille" (tiếng Pháp: Mẹ nào, con nấy) - Cẩn, em trai
ông, đã nói: "Cô ta rồi sẽ giống như mẹ của mình mà thôi".
Nếu Hoàng từng chất chứa mối hoài nghi nào về bà Nhu, thì nó đã được
chứng thực khi ông Bảy thủ lĩnh Việt Minh đã chào bà ấy trước hết và khi
bà Hoàng chứng kiến vẻ duyên dáng phóng túng mà chị dâu bà sử dụng để
đem về những khẩu phần hậu hĩnh hơn cho nhóm của họ. Tuy nhiên, mối lo
âu của bà Hoàng đã dịu bớt, khi bà nhìn thấy căn phòng được dành cho họ.
Có một cái giường lớn cho năm người phụ nữ nằm chung. Bà Nhu ắt sẽ
không thể dễ dàng lẩn ra ngoài.
Khi nói chuyện về ông Bảy, bà Nhu dùng từ lóng tiếng Pháp chỉ người
Cộng sản, gọi ông là một coco. Từ miệng bà lời đó nghe có vẻ gần như ấm
áp, và bà Nhu đã trìu mến nhớ về ông Bảy như một trong số ít những người
Cộng sản lịch sự nhất bà từng gặp. Ồng gắng hết sức làm cho những kẻ bị
giam cầm - bà Nhu, con gái bà, và những thân quyến bên chồng bà - cảm
thấy thoải mái, bằng những phương tiện sơ sài có được. Những người phụ
nữ nhận được ba bát cơm mỗi ngày và chút ít quà vặt, không kể những khi
ông Bảy chiêu đãi món cá mòi và sữa. Năm người họ lưu lại nông trại, chia