khi lập tức quay lại cộng tác với người Pháp trong sứ mạng thiết lập lại
quyền kiểm soát Đông Dương của họ vào cuối những năm 1940. Bảo Đại
lẽ ra đã trị vì ở Sài Gòn, nhưng ông đã không che giấu sự ưa thích cuộc
sống ở Đà Lạt hơn. Ông đủ thực tế để biết rằng dù sao đi nữa ông chẳng thể
làm nên trò trống gì. Bảo Đại đã hoàn toàn ý thức và cam chịu định mệnh
thảm bại của ông. Khi nghe một phụ nữ từng là bạn ông bị miệt thị vì đi
làm điếm, nhà vua đã lên tiếng bênh vực. "Cô ấy chỉ làm công việc của
mình", Bảo Đại nói: "Ta mới là kẻ điếm nhục thật sự". 7
Bảo Đại có lẽ cũng bối rối như bà Nhu bởi cái "guerre bizardouille",
cuộc xung đột kỳ lạ mà họ không dự phần vào. Hai anh em họ, xa lạ với cả
phần còn lại của đất nước trong thời chiến, đã chỉ vừa vặn hình dung được
mức độ đảo điên của cuộc thế. Ở Đà Lạt, hai anh em hoàng gia được ở
trong một môi trường Âu hóa quen thuộc. Bà Nhu đã tháp tùng người anh
họ trong những chuyến đi câu cá và đánh cặp với ông trong các ván bài
bridge. Khi chồng không có ở nhà, họ đi dã ngoại và bơi thác. Từ đằng sau
những bức tường màu hoàng thổ của cung điện được trang trí nghệ thuật
theo phong cách chiết trung (Art Deco), bà Nhu và anh họ bà có thể nhìn
xuống thung lũng đang khi vẫn ngồi thu lu trong thế giới của mình.
Bà nói chồng bà biết tất cả về "những buổi dạ hội ban đêm và du ngoạn
ban ngày" đó. Ông có lẽ còn khuyến khích chúng nữa. Mặc dù tai tiếng,
ngôi vị quốc vương của Bảo Đại vẫn có một ý nghĩa chính trị nào đó. Nếu
ông Nhu muốn xây dựng một phong trào chống Pháp và chống Cộng, ông
cần mọi sự giúp đỡ ông có thể có được. Một cái gật đầu của nhà vua sẽ
mang lại một tính cách hợp pháp chí ít ở vẻ ngoài.
Nếu tình bạn giữa vợ ông và anh họ hoàng đế của bà là điều thuận tiện,
nó cũng tỏ ra chỉ là nhất thời mà thôi. Bảo Đại là một trong những nạn nhân
chính trị đầu tiên của chế độ họ Ngô. Ông đã trải qua phần đời còn lại trong
một lâu đài xiêu vẹo ở miền Nam nước Pháp gần Cannes. Trong hồi ký của
mình, bà Nhu đã nhắc đến ông anh họ của mình một cách cay đắng. Không