còn lại chút hơi ấm nào của tình thân gia đình: Bảo Đại, "con bù nhìn của
nước Pháp đó".
Cung điện của cựu hoàng đế giờ đây là một địa danh du lịch quan trọng
thu hút nhiều khách đến Đà Lạt. Nhà nước đã bảo tồn nó, không vì bất kỳ
nỗi hoài nhớ về Bảo Đại mà đúng ra như một chiếc tủ kính trưng bày
những sự xa hoa phóng túng của một kẻ ăn chơi. Nó đã được xây cho vị
hoàng đế Việt Nam vào năm 1933 theo cùng một phong cách như ngôi nhà
của quan toàn quyền Pháp - thậm chí sử dụng cùng loại đá granite. Cả hai
tòa nhà đều có những góc cạnh hình học, những sân thượng trên mái, và
những ô cửa sổ tròn lồi ra ngoài. Có lẽ hai ngôi nhà được xây dựng hệt như
nhau với dụng ý thể hiện một sự bình đẳng nào đó, nhưng điều mà chúng
thật sự chứng tỏ là sự xa lạ của vị hoàng đế như một người Pháp chính
cống. 8
Ngay cả khi bà Nhu đã trở thành Đệ nhất Phu nhân, bà và gia đình vẫn
tiếp tục sử dụng nơi ẩn dật trên Đà Lạt như một chỗ sum họp đặc biệt. Đó
là nơi bọn trẻ đến trường nội trú, và cả nhà quây quần trong những ngày
nghỉ lễ và xa cách cuộc sống ở cung điện. Lúc bấy giờ, vợ chồng ông Nhu
sử dụng nhà của toàn quyền Pháp làm nơi nghỉ cuối tuần.
Năm 1962, bà Nhu mời nhiếp ảnh gia Larry Burrows của tạp chí Time-
Life du ngoạn một chuyến cuối tuần ở Đà Lạt. Bà muốn anh xem và chụp
ảnh về một nơi rất quan trọng với gia đình bà là như thế nào. Bà đã một
mực muốn gia đình thể hiện trước mặt vị khách họ là những người bình dân
rất mực. Bà đã trút bỏ bộ y phục thường mặc trong cung điện vào dịp cuối
tuần, áo dài lụa may rất vừa vặn và tóc vấn cao đài các. Bà diện một chiếc
áo len dài tay và quần lửng thoải mái với mái tóc nửa đuôi ngựa đung đưa.
Phong cách khiến một Đệ nhất Phu nhân ba mươi tám tuổi trông rất giống
thời trẻ trung, khi lần đầu bà đến sống ở Đà Lạt năm hai mươi ba tuổi. Bà
Nhu đan tay vào khuỷu tay chồng và dựa sát người ông. Nhìn bọn trẻ con
chơi đùa trên bãi cỏ, người ta có thể ngỡ họ đang ở trong một vùng ngoại ô