MADE IN VIETNAM - Trang 26

báo nhưng sẽ chẳng bao giờ được bắt tay ai, sẽ chỉ quen toàn những cái tên
phụ nữ mà chẳng biết mặt mũi họ ra sao. Cô lắc đầu nhưng cũng nói: hay
bố giả là phụ nữ gửi thư lên Tâm Sự Bạn Gái, con sẽ đề nghị ban biên tập
cho đăng số đặc biệt Quốc tế Phụ nữ. Ngán ngẩm, bố Phượng quay sang
mẹ Phượng bảo xem trong đám phụ huynh học sinh cũ có ai làm công an
không. Mẹ Phượng xua tay: tôi là giáo viên về hưu còn nhớ được mặt học
sinh nữa đâu. Bố Phượng thét lên: để cái bọn sâu mọt ấy ỉa trên đầu cho mà
ngửi chắc. Phượng cũng thét lên: thì bố cứ để cho người ta lên tầng, có
động gì đến nhà mình đâu, bố mẹ sang Đức mà ở, mà hòa thuận, mà yêu
nước. Sáng mồng bảy cuối Tết thế là biến thành sáng chủ nhật buồn. Con
cua kéo vội vợ con ra về, xúng xính trèo lên xe máy, cái càng khổng lồ bóp
còi toe toe chuẩn bị cho vài vòng dạo chơi Hà Nội. Trời còn nắng còn có
thể đi xa ra tận ngoại ô được. Bốn mươi phút sau xe đã tới cổng làng,
Phượng vỗ vào mai cua ra hiệu dừng lại rồi hai mẹ con bước xuống đất.
Đường làng chỗ nào cũng ổ gà, nước mưa từ trước Tết đọng lại từng vũng
lớn. Mỗi lần xe máy đi qua, người đi bộ lại bỏ chạy để tránh nước bẩn bắn
tung tóe. Về làng, ai cũng là người quen. Về làng, gặp ai cũng phải chào.
Phượng bảo ngồi trên xe chướng mắt còn cua lại ngại bò sợ bẩn bộ com lê
và đôi giầy nên nói: em sao ý tứ quá cả con dâu mới về nhà chồng, cái xe
sáu triệu bạc để ngồi chứ không phải để dắt. Thằng Kiên cũng thích đi
nhanh để còn về nhà ông bà nội thu tiền mừng tuổi. Con cua vừa tăng tốc
độ, nó leo lên xe giang tay ôm chặt mai bố. Chiếc xe nhảy nhịp nhàng qua
những ổ gà rồi biến mất sau rặng tre. Còn lại một mình, Phượng vừa đi vừa
soi mặt trong những vũng nước nhưng chẳng nhìn được gì. Suốt tuần lễ Tết
cô chưa có dịp soi gương nhổ thêm chút lông mày, nhổ đi vài sợi tóc bạc,
cho nên tự nhủ bây giờ mà được ngồi lại đâu đó một mình còn thú hơn là
về nhà bố mẹ chồng nói câu chúc mừng năm mới. Cứ để cho bố mẹ chồng
được dịp chăm sóc con trai, tự do nói xấu con dâu, cứ để cho thằng Kiên
được dịp hành hạ ông bà, cô thong thả đường làng, đến nhà vào giờ ngủ
trưa càng tốt. Những Tết trước khi Phượng còn chưa đi làm, khi Bình còn
chưa được đi nước ngoài, mồng ba cô lại một mình đem con về nhà quê
thăm bố mẹ chồng. Bình thì phải đến cơ quan chúc Tết. Cái lẽ ấy khiến từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.