MADE IN VIETNAM - Trang 55

đúng 160 chữ như sau: các nhà Việt học ở nước ngoài nào phải đáp máy
bay về tận Hà Nội và Sài Gòn mới thấu hiểu truyền thống mềm dẻo của dân
tộc Việt, chỉ cần đến Vietnam Center là tận mắt chứng kiến đội ngũ đông
đảo trí thức văn nghệ sĩ Việt trước hoàn cảnh mới, nhét bằng đỏ vào đáy
va-li, nhét nghề nghiệp dưới đế giày, như bản thân tôi vừa làm phó tiến sĩ
trồng lúa mì vừa xếp hàng mua tủ lạnh, nồi hầm, vòng bi cạnh quảng
trường Đỏ, sang đến Tiệp là lao ngay ra chợ, đặt chân đến Đức là mở gấp
quầy mì xào, chị áo tứ thân màu xanh lá mạ là một thí dụ rất đẹp khác, hôm
qua tôi chỉ biết chị làm nhân viên dọn phòng khách sạn, trong dịp múa sạp
lúc nãy mới hay chị từng là diễn viên gạo cội đoàn Ca Múa Nhạc Kịch
Trung Ương. Anh dứt lời, hội trường quay lại nhìn chị tứ thân. Dường như
chị chỉ đợi có thế. Chị quay trước quay sau chào một lượt rồi chạy lên sân
khấu. Hội trường không kịp phản ứng. MC cũng không kịp phản ứng. Anh
đầu hói đứng ngây người. Chị lên giọng vừa hát vừa múa, một mạch ba
trích đoạn Súy Vân giả dại, Thị Mầu lên chùa, Thái Hậu Dương Vân Nga.
MC giới thiệu vớt theo là ba trích đoạn thấm đẫm khao khát yêu khao khát
sống, là cuộc đấu tranh bền bỉ và âm thầm của người đàn bà dưới chế độ
phong kiến lạc hậu. Năm trăm đàn ông có mặt trong phòng vỗ tay mãi
không thôi. Chỉ đến khi chị ngừng lại xịt mũi thì hội trường mới quay ra
nhìn nhau để thấy năm trăm phụ nữ trong phòng nước mắt đầm đìa, mi ni
xộc xệch. Chẳng mấy chốc cả bốn bức tường lẫn sàn và trần đều đẫm hơi
nước. Cuối cùng thì ai cũng hỉ hả nhờ chị áo tứ thân mà Tết năm 2000 được
chút nóng ẩm của xuân quê hương. Anh quay lại tìm cô trong tiếng đàn
bầu. Quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày. Anh bảo
muốn xem cô khóc như thế nào, từ ngày ở chung chỉ thấy cô cười. Cô cảm
động quá. Cô định nói ngày mai cô không đến gặp viên bác sĩ phụ khoa có
bộ ria mép đáng ghét nữa. Cô biết trước thế nào cũng bị y càu nhàu sao
không giữ lấy mà đẻ, không thích thì cho vào trại, người Đức đỡ mất công
sang Việt Nam xin con nuôi. Cô cũng muốn tâm sự với anh về sợi chỉ đỏ
không hiểu chỉ Việt Nam hay Trung Quốc mà dứt mãi không đứt. Nhưng cô
im lặng. Cuối cùng cô chỉ nói à ông đầu bếp nhà hàng Sao Biển hóa ra là
cựu giáo sư đàn bầu nhạc viện Hà Nội, à tưởng bài gì chứ Quê hương là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.