mới cảm thấy hết cái sức mạnh từ trên cao nén xuống: anh cảm thấy như
các bắp cơ căng ra, cứ như chính anh đã giơ lưng đỡ chiếc cầu.
Trêchiakov leo lên khỏi lòng khe: anh không việc gì phải đứng dưới gầm
cầu suốt thời gian ấy, dẫu sao đó không phải là trò xiếc. Sau khi ra lệnh
tháo rơ-moóc và dùng dây chão dài để kéo, anh không đợi đi qua cầu. Anh
đi ngang qua những khẩu pháo, ngang qua các pháo thủ đứng bên pháo,
anh thấy mình đúng, anh đã làm những gì cần làm, nhưng vì sao nhìn họ
lúc này anh thấy khó chịu và thấy xấu hổ cho bản thân mình. Anh đã bò
dưới gầm cầu, hét lên điều gì đó... Chỉ đơn giản là ngồi cạnh người lái xe
và bình tĩnh dẫn khẩu đội đi: ít ồn ào và được việc hơn.
Đến nửa đêm, ở khu trại, sau khi gõ cửa một ngôi nhà, họ dựng ông già dậy
đưa đường. Ông già không mặc gì, chỉ khoác tấm vải trắng ngồi lên xe
xích: ông hy vọng, như thế chắc là ông sê được thương xót hơn và họ sẽ thả
ông ra sớm hơn. Họ choàng chiếc áo bông ngắn khét nắng lên vai ông, và
ông sau khi xỏ tay vào áo, lấy chân này ủ ấm chân kia.
- Chạy, chạy…Theo lối mòn này...— Cái cổ gà chọi đầy lông trắng để trần
của ông ta thò ra từ cổ áo.
- «Chạy, chạy» — anh lái xe nhại; toàn thân ướt sũng, đầu đội mũ ca-lô
ướt. — Ông đưa tôi đi đâu đấy? Ở đây độc các mụ toi cơm. Ông hãy đưa
tôi đến nơi pháo cần đến áy!
Ông già nhẫn nhục chớp chớp đôi mắt rớm nước, từ chiếc áo bông ngắn,
cánh tay run cầm cập chỉ ra, phía trước, trong mưa. Ông dẫn khẩu đội đến
cánh rừng thưa, và họ thả ông ra.
Máy tắt hết. Tiếng súng máy bỗng gõ đều gần ngay bên. Từ mặt đất đen
ngòm, những đường đạn sáng lóe, hiện lên rồi biến mất. Tiền duyên ở một
nơi nào không xa. Thế mà anh cùng với những cỗ đại bác hạng nặng vẫn bị
giam hãm nơi đây.
Cánh lái xe bước đến:
- Báo cáo trung úy, hết chất đốt.
- Sao lại hết?