có thể, cũng không ngủ, cũng chờ đợi. Để rồi sau đó ào lên như một đợt
sóng, bứt khỏi chiến hào, chạy đến giết nhau…Có một lúc nào đó, sau này
mọi người sẽ cảm thấy điều đó rất kỳ quặc.
Anh uống liền ba ca nước trà dính mùi mỡ và tình cờ trong khi nói chuyện,
anh được biết trung đoàn đó chính là trung đoàn bộ binh của bố dượng anh.
Có điều bây giờ phiên hiệu của trung đoàn đã khác, bởi vì năm bốn mươi
hai nó chỉ còn lại có lá cờ trong khi bị vây, sau đó trung đoàn được giải thể
và đổi tên. Mẹ anh còn giữ được bức thư của một người cùng trung đoàn
với ông, chính người đó trông thấy bố dượng anh bị giết chết khi họ cùng
vượt vòng vây, và viết thư báo tin cho mẹ anh. Nhưng dẫu sao vẫn hy vọng:
biết bao trường hợp không ngờ đã xảy ra trong chiến tranh. Và đánh lừa số
phận, sợ giất đứt nốt niềm hy vọng cuối cùng. Trêchiakov thận trọng hỏi:
- Bác tôi ở trung đoàn các anh. Trung đội trưởng trung đội công binh, thiếu
úy BeZais…Trận Kharkov…Anh tình cờ có biết không?
Anh đã thốt lên từ «bác», dường như không phải anh nói đến ông vậy, để
nếu người đó có nói «hy sinh rồi».
- BeZais…họ như thế à… - Anh cứ hỏi mọi người, ví dụ như Pôxôkhin,
tham mưu trưởng tiếu đoàn, sĩ quan tùy tùng. BeZais…nhất định Pôxôkhin
nhớ đấy. Còn tôi thì không dự trận Kharkov, ra viện tôi mới về trung đoàn
này.
Tháng năm năm bốn mươi hai, khi ta bắt đầu phản công ở Kharkov, và sau
đó kết thúc như vậy, tại thành phố Ruxxa Cổ, anh đã gửi cho bố dượng một
bức thư rất thích thú kiểu trẻ con, anh viết rằng anh mong được như ông và
có lẽ ở nhà họ cũng sắp…Lúc ấy, vòng vây ở Kharkov đang khép chặt lại.
Gương mặt mẹ run rẩy reaars đáng thương khi mẹ hỏi anh ở nhà ga: «Con
sẽ ra mặt trận Tây-Nam..Ở chính những nơi ấy đấy…Có thể con sẽ được
biết điều gì đó về Igor Lêônhiđôvits».
Có mặt anh,bao giờ mẹ cũng gọi người bố dượng với đầy đủ tên họ và bây
giờ đây bà lúng túng khi gọi khác đi.