MẢNH GỐM VỠ - Trang 13

theo và bác ta nhét lá vào bao làm một miếng vá tạm.

Xong ông ta ngồi thụp xuống để đeo gùi. Dợm bước chân đi, ông ngoái lại
nói. “Người tốt xứng đáng được trả công, chú bé ạ. Gạo vãi dưới đất giờ là
của cháu nếu cháu chịu khó nhặt lượm lên”.

“Cảm ơn, ông thật tốt bụng quá”, Mộc Nhĩ cúi gập người chào, trong lòng
sung sướng vô kể. Một lúc sau, cái túi nhỏ mang bên hông nó đã căng đầy
gạo.

Mộc Nhĩ học được nhiều điều từ bác Sếu. Hái quả dại trong rừng, nhặt
nhạnh đồ ăn thừa từ các đống rác, mót những nhành lúa chín rơi vãi sau
mùa gặt là cách thức gom góp nên bữa ăn, tuy đòi hỏi nhiều thời gian và
công sức nhưng chẳng có gì đáng xấu hổ. Trộm cắp và ngửa tay ăn xin, như
bác Sếu nói, khiến con người ta bệ rạc hơn cả con chó.

“Lao động mang lại phẩm giá cho con người, còn trộm cắp thì tước đoạt
nó”, bác thường nói vậy.

Đối với Mộc Nhĩ, làm theo lời khuyên của bác Sếu không phải lúc nào cũng
dễ. Chẳng hạn như chuyện hôm nay. Chờ gạo vãi ra thật nhiều rồi mới báo
cho người ta biết, như vậy chẳng phải ăn cắp là gì? Việc làm tốt liệu có bù
lại được hành vi xấu xa hay không? Trong lúc tranh luận với bác Sếu hoặc
là ngồi một mình, Mộc Nhĩ thường nghĩ ngợi về những câu hỏi kiểu đó.

“Những câu hỏi như vậy lợi cả đôi đàng”, bác Sếu từng giải thích. “Chúng
giúp cho trí óc người ta thêm sắc bén và vì thế mà không nghĩ nhiều đến cái
dạ dày lép kẹp nữa.”

Lần này, cũng như mọi khi, bác Sếu đọc được ý nghĩ của Mộc Nhĩ mà
không cần nó nói ra. “Kể cho bác nghe về người nông dân ấy đi”, bác Sếu
giục.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.