“Ông ấy là người như thế nào?”
Mộc Nhĩ phải mất một lúc để suy nghĩ và cố nhớ lại. Cuối cùng, nó đáp:
“Một người vội vàng hấp tấp. Chính ông ấy nói là mình đã không thể chờ
để có một cái bao chắc chắn hơn. Cũng chẳng buồn nhặt chỗ gạo rơi vãi
nữa!”. Mộc Nhĩ ngừng một chút, rồi tiếp. “Nhưng ông ấy thật dễ cười, kể cả
việc cười giễu chính mình.”
“Thử nghĩ xem ông ấy sẽ nói hoặc làm gì nếu biết con đã chờ một lúc rồi
mới báo chuyện bao thủng?”
“Có lẽ ông ấy sẽ cười xòa”, Mộc Nhĩ đáp và lấy làm ngạc nhiên là mình có
thể mau mồm mau miệng đến thế. Đoạn, từ tốn hơn, nó nói: “Con nghĩ... có
lẽ ông ấy cũng chẳng bận tâm về chuyện ấy đâu”.
Bác Sếu gật gù, vẻ hài lòng. Mộc Nhĩ nghĩ đến câu mà người bạn già của
mình thường nói: Kẻ thức giả nghĩ về những điều to tát về thế gian. Còn ta
và con phải học cách đọc chính cái thế gian này.
Mộc Nhĩ là tên của loài nấm mọc trên những thân cây chết; chẳng hề nhờ
và vào nguồn dinh dưỡng chất từ cha mẹ. Một cái tên hay đối với đứa trẻ
mồ côi, bác Sếu bảo thế. Nếu Mộc Nhĩ từng có một cái tên khác thì giờ đây
nó cũng không còn nhớ nữa, và cũng chẳng biết ai đã đặt cho nó cái tên ấy.
Mộc Nhĩ sống chung với bác Sếu trong khoảng trống dưới gầm cầu - nói
đúng hơn, bác nhường một phần cho nó. Bác đã sống ở đây từ trước và
không thể một sớm một chiều dời đi. Một cái chân bị tật - bắp và bàn chân
teo tóp, vặn vẹo từ bé - khiến bác còn biết đi đâu khác tìm chỗ sống?
Về nguồn gốc cái tên của mình, người bạn già kể: “Nhìn chân ta lúc mới