vừa bị vấp. Trong ánh sáng nhập nhoạng lúc chiều tàn, nó săm soi nhìn thật
kỹ cái chất đổ dưới đất.
Đất sét trộn với lượng nước vừa đủ thành một chất lỏng sền sệt được cánh
thợ gốm gọi đó là “nước áo”
[4]
. Chẳng có gì khác thường cả, nhưng có một
điều khiến Mộc Nhĩ phân vân.
Hai cái bát, hai màu nước áo khác hẳn nhau. Đỏ gạch và trắng.
Mộc Nhĩ chuồn ra khỏi sân, suy nghĩ rất lung. Dọc theo bãi đào đất ven sông
có những chỗ đất sét có nhiều màu, đúng thế. Nhưng chỉ thứ đất sét màu
nâu-xám mà cánh thợ gốm cố công khai thác mới có thể dậy lên cái nước
men ngọc bích đáng ao ước. Cả xương gốm lẫn nước men của sản phẩm đều
sẽ đổi màu sau khi nung - cái bình khi đưa vào lò nung vốn có màu xám xỉn
sẽ ra lò với màu xanh lá cây trong suốt rất đặc biệt.
Vì vậy thợ đào đất thường tránh những chỗ đất sét bị lẫn cợn màu trắng đục
hay màu đỏ rỉ sét, vì đất sét màu này khi nung không thể chuyển sang màu
xanh ngọc bích được. Vậy tại sao bác Kang lại sử dụng nước áo màu đỏ và
trắng. Bác ta đang định làm gì vậy?
Mộc Nhĩ biết là thỉnh thoảng cũng có những thợ gốm thử dùng nước áo màu
để vẽ các họa tiết lên sản phẩm. Nhưng những cố gắng thử nghiệm đó chẳng
bao giờ thành công. Khi bị nung nóng, nước áo mờ đi hoặc chảy tuột, khiến
đường hoa văn bị rạn thay vì sinh động và sắc nét. Một đôi lần, những tay
thợ thiếu kinh nghiệm cũng thử vẽ hoa văn lên sản phẩm của họ, còn những
thợ gốm bậc thầy, trong đó có bác Min và bác Kang, từ lâu đã không còn
làm như vậy nữa.
Mộc Nhĩ không tin là bác thợ Kang đang vẽ hình lên sản phẩm của mình -
nhưng người ta còn có thể làm gì khác nữa với lượng nước áo chút chút như