MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 121

CON « NGƯỜI CỦA HAI THẾ KỶ » CÓ TỚI HAI NĂM SANH VÀ
BỐN NGÀY MẤT

Nếu TỐ-NHƯ tiên sinh là người mở đầu thế kỷ XIX trên thi đàn thì

cũng tương tợ như vậy, người ta có thể nói TẢN-ĐÀ là một nhà thơ lớn mở
đầu thế kỷ XX. TẢN-ĐÀ cũng còn là người được nhiều tác giả chọn lựa để
mở đầu cho tác phẩm của mình nói về thơ. Người trước tiên viết sách dành
cho nhà thơ của núi TẢN sông ĐÀ một chỗ ngồi danh dự ở đầu sách là
HOÀI-THANH và HOÀI-CHÂN với quyển « Thi nhân Việt-nam » (1942),
sau đó là PHẠM-THANH với quyển « Thi nhân Việt-nam hiện đại »
(1959), NGUYỄN TẤN LONG và NGUYỄN HỮU TRỌNG với bộ « Việt-
nam thi nhân tiền chiến »
(1967)…

Ngay sau khi TẢN-ĐÀ vừa nằm xuống, đã có tạp chí « Tao Đàn » ra

số đặc biệt để tưởng nhớ một thi tài của dân tộc, nói theo HOÀI-THANH
và HOÀI-CHÂN là con « người của hai thế kỷ ». Rồi từ đó, người ta nhắc
ngày giỗ TẢN ĐÀ như SONG-CỐI

151

, nhiều người « Nhớ Tản-Đà » như

TÂN-FONG-HIỆB

152

, X.X.

153

rút ra ở con người thi sĩ « Bài học Tản-đà »

154

người thì tìm hiểu về bệnh tật và cái chết của người thi sĩ tửu đồ như bác

sĩ TRẦN KIM BẢNG.

155

Nhiều năm sau, văn học giới vẫn không quên tưởng niệm TẢN-ĐÀ,

nhứt là tập san « Văn »

156

và kế đó là tờ « Văn Học »

157

. Thậm chí báo ngày

cũng không quên như « Điện Tín ».

158

TẢN-ĐÀ là một tác giả được giảng dạy từ cấp trung học trở lên nên

sách báo viết về ông khá nhiều, phân tích nhiều phương diện của con người
và tác phẩm. Nhưng đó không phải là một lý do chánh, vì không phải bất
cứ một tác giả nào có ghi trong chương trình cũng đều được chú trọng
nghiên cứu nhiều như TẢN-ĐÀ. Lý do chánh hẳn là vì TẢN-ĐÀ là một
nhà thơ có một tầm vóc lớn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.