MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 122

Và có phải chăng vì người viết chú ý đến việc lớn mà quên đi điều nhỏ

? Điều nhỏ đó là thời điểm sanh, tử của TẢN-ĐÀ.

VỀ NĂM SANH

Các tác giả ghi hai niên lịch khác nhau 1888, 1889.

TÂN-FONG-HIỆB cân nhắc và chọn lựa : « TRƯƠNG TỬU và

DƯƠNG QUẢNG HÀM ghi năm 1889 ; NGUYỄN MẠNH BỔNG và
NGUYỄN TIẾN LÃNG chép năm 1888. Người viết bài này theo hai ông
sau vì nghĩ ông BỔNG và ông LÃNG vốn là người thân của TẢN-ĐÀ. Vả
lại, THIẾU-SƠN, HOÀI-THANH, HOÀI-CHÂN, những nhà phê bình
chính chắn cũng chép năm 1888 ».

159

Ông BỔNG là anh vợ và ông LÃNG là em vợ của TẢN-ĐÀ. Như vậy,

hai ông viết về TẢN-ĐÀ đáng tin hơn là những người khác. Nhưng trong
thực tế cũng lắm khi có phản chứng. Như ông NGUYỄN CÔNG HUÂN
thuộc dòng dõi NGUYỄN CÔNG TRỨ vẫn ghi sai về niên tuế của N.C.T.
(xin xem « Vấn đề hộ tịch và thời điểm sanh tử » cũng trong sách này).
Ngay ông NGUYỄN MẠNH BỔNG khi viết về « thân thế và sự nghiệp
văn chương của Thi sĩ Tản-đà » ở đầu sách « Tản-đà Vận văn »

160

cũng đã

ghi sai ngày mất của TẢN-ĐÀ (sẽ nói sau).

Còn ông THIẾU-SƠN là một nhà phê bình đi trước trong ngành này

với quyển « Phê bình và cảo luận » (1933). Ông không phải là một nhà
biên khảo, nên ông coi nhẹ phần niên lịch. Nhớ đại khái là được rồi, xê xích
một đôi ngày hay một đôi năm cũng chẳng phải là điều lấy làm quan trọng.
Khoảng ba mươi năm trước, ông gọi đùa một văn hữu là « fichard » vì ông
bạn này khi làm việc thường dùng « fiche » (thẻ). Vì có tinh thần « anti-
fichard » như vậy, cho nên chỉ ở một trang 108 của quyển « Phê bình và
cảo luận »
có tới ba niên lịch cần điều chỉnh :

- « Gia-định báo » ra đời năm 1865 thay vì 1867,

- « Đông Dương tạp chí » năm 1913 thay vì 1914,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.