MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 168

Tây phương vẫn tiếp tục mở rộng, đặt toàn bộ thế giới vào trong phạm vi
ảnh hưởng của hệ thống kinh tế tư bản đế quốc Tây phương. Trong những
điều kiện đó, nếu còn giữ năm 1789 để giới hạn mức cùng của cận đại, có
lẽ vì thói quen, vì sự tiện lợi trong sự phân phối chương trình giáo khoa
hoặc vì tự ái dân tộc của người Pháp. Ngày nay, người ta có đủ bước lùi về
thời gian để nhận chân ra điều đó. Cho nên gần đây, kéo dài thời cận đại
khỏi năm 1789 là một khuynh hướng chung ở Pháp trong địa hạt lịch sử.

Nhưng kéo dài đến năm nào ? Nếu lấy trung điểm số chẵn giữa 1936

và 1957 là 1950 tức ngay giữa thế kỷ XX, theo GODECHOT, thì biết đâu
về sau nữa lại chẳng có người điều chỉnh ? Đó là chuyện về sau. Căn cứ
vào đâu GODECHOT đã chọn năm 1950 ? Từ lâu, GODECHOT có nghe
phổ dụng mấy tiếng « kỷ nguyên nguyên tử ». Điều đó cho chúng ta thấy
rằng những yếu tố xét đoán là quan trọng mà người ta dựa vào để phân kỳ
lịch sử thật khác biệt nhau về tính chất. Làn sóng xâm lăng của giống « rợ »
gây ra do sự bành trướng dân số của các dân tộc Á-châu và Đông-Âu, làm
chấm dứt nền văn minh và tổ chức chánh trị Hy – La (476). Chấm dứt thời
trung cổ lại là những sự kiện thuộc lãnh vực khoa học và địa lý : những
phát kiến quan trọng về hàng hải (1492). Theo GODECHOT thì những tiến
bộ phi thường về khoa học và kỹ thuật chấm dứt cận đại vào khoảng giữa
thế kỷ XX, NĂM 1950. Nếu thuyết tương đối được dùng làm căn bản cho
vật lý nguyên tử được EINSTEIN phát biểu vào năm 1905, thì đến năm
1938 lần đầu tiên người ta mới thực hiện được sự phá vỡ nguyên tử từ
trong phòng thí nghiệm. Và năm 1945, hai trái bom nguyên tử đầu tiên của
Hoa kỳ cho rơi trên đất Nhựt đã khiến cả nhơn loại bàng hoàng. Chín năm
sau, 1954, chiếc tiềm thủy đỉnh nguyên tử đầu tiên của Hoa-kỳ, chiếc
Nautilus, chạy ba mươi lăm nghìn dặm anh mà chỉ tốn có 600 gram
uranium. Viễn tượng sử dụng nguồn năng lượng mới này làm dịu được
phần nào một mối băn khoăn lớn của nhơn loại về tiềm năng dự trữ than đá
và dầu hỏa tuy có nhiều thật nhưng có giới hạn. Hơn nữa trong tương lai,
sự sản xuất nguyên tử năng từ hydrogen (mà một nhà bác học Nhựt hồi
cuối năm 1973 quả quyết có thể lấy từ nước, mà nước thì vô tận) hy vọng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.