MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 179

II. SỰ PHÂN KỲ Ở VIỆT-NAM

A. TRONG LỊCH SỬ

Ở thời đại lều chõng, cách chép sử của ta theo phép biên niên như «

Quốc triều chánh biên », và phép cương mục như « Khâm định Việt sử
thông giám cương mục »
. Theo hai phép đó, sử gia không cần phải có một
cái nhìn quán thông để phân chia thời đại. Cách phân chia Việt sử ra làm
hai phần : Ngoại sử (phần chép ngoài từ họ Hồng-bàng đến hết thời ngoại
thuộc, năm 938) và Bản kỷ (phần chép chánh từ Ngô Quyền đuổi quân
Nam-Hán đến khi vua Lê Thái tổ lên ngôi 939-1428) khởi từ NGÔ SĨ LIÊN
với « Đại Việt sử ký toàn thư », chỉ dựa theo tiêu chuẩn chủ quyền, không
hay có, mất hay còn. Đúng ra, đó không phải là một sự phân kỳ theo quan
niệm người Tây phương theo dõi lịch sử trong dòng tiến hóa liên tục để
khám phá những khúc quanh đặc biệt quan trọng đánh dấu một thời đại. Do
những lẽ nói trên, sử cũ của các nhà nho xưa không biết đến những ý niệm
cận đại và hiện đại.

Người Pháp đã đem lại cho ta những ý niệm đó. Mấy chữ cận đại và

hiện đại xuất hiện ngay ở cái tựa một cuốn sách của giáo sư Charles B.
MAYBON : « Lectures sur l'histoire moderne et contemporaine du pays
d'Annam »
, de 1428 à 1926 (Hà-nội : Ideo, 1930).

Sử gia TRẦN TRỌNG KIM trong « Việt-nam sử lược » (1928) chép

việc đến hết thế kỷ XIX. Thế kỷ này, theo họ Trần, được mệnh danh là Cận
kim thời đại, thời đại chót được ghi trong quyển sử. Trong bản in lần thứ
năm ở Sài-gòn (1954), ở tiết « Lòng yêu nước của người Việt-nam », ông
có nhắc đến những cuộc khởi nghĩa (một trang) của dân tộc ta khắp ba
miền trong nửa đầu thế kỷ XX tính đến cuộc cách mạng tháng Tám năm
1945. Tiết này vẫn nằm ở trong phần cận kim thời đại. Chữ hiện đại không
được ông nhắc tới. Điều đáng chú ý là ông chia lịch sử làm :

- Thượng cổ thời đại,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.