MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 180

- Bắc thuộc thời đại,
- Tự chủ thời đại,
- Cận kim thời đại,

mà không dùng chữ trung cổ. Khoảng một phần ba thế kỷ sau ở miền Nam
mới có một bộ sử khác : « Việt-sử tân biên » của PHẠM VĂN SƠN (Sài-
gòn : Trần Hữu Thoan, 1956, Quyển 1). Trọn bộ có bảy cuốn phân ra như
sau :

I. Thượng và Trung cổ thời đại
II. Trần Lê thời đại
III. Nam Bắc phân tranh
IV. Tây-sơn và Nguyễn sơ
V. Việt-nam kháng pháp sử
VI. Việt-nam cách mạng cận sử (1885-1914)
VII. Chế độ Pháp thuộc ở Việt-nam.

Giới hạn thời gian về cận sử (hay lịch sử cận đại) ở đây đã có khác với

sử gia họ TRẦN. Trong « Việt-nam tranh đấu sử »

232

phần hai « Việt-nam

cận đại » nói về « Các cuộc đụng chạm với Tây phương », ông bắt đầu từ
niên lịch 1858, năm Đà-nẵng bị chiến thuyền của liên quân Pháp – Tây-
ban-nha bắn phá.

Ông HUỲNH THIÊN KIM, tác giả quyển « Cận đại Việt sử diễn-ca »

233

, cho cận đại bắt đầu từ 1785 Tây-sơn – Nguyễn Ánh phân tranh đến nước

Nam trong thời Âu chiến.

Tuy có dùng những chữ cận kim thời đại, cận sử, nhưng cả ba tác giả

không có nêu ra những lý do giải thích sự phân kỳ ấy. Ông TRƯƠNG BỬU
LÂM, nguyên Giám đốc Viện khảo cổ ở Sài-gòn, là người đầu tiên có ý
thức giới thuyết minh bạch danh từ ông dùng trong bài « Vài nhận xét về
Thời hiện đại trong Việt-sử » :

« Sống giữa thế kỷ XX, không còn ai chối cải được là thế giới đã trở

thành một khối duy nhất và không có một sự kiện quan trọng nào xảy ra
trong một nước mà không có một ảnh hưởng lớn hay nhỏ trên những nước

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.