MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 185

tộc xét trên đại thể vẫn còn thuộc thế giới cũ. Nếu không có sự tiếp xúc, va
chạm giữa Đông Tây từ giữa thế kỷ XIX thì dễ gì đã có phong trào duy tân
vào mấy năm đầu của thế kỷ XX.

Bởi những lẽ trên, lấy năm 1802 làm mốc cắm đánh dấu khởi điểm

của hiện đại e có quá sớm chăng ?

Cũng trong số 1 « Việt-nam khảo cổ tập san » (1960), ở mục điểm

sách, viết về tác phẩm « Biểu nhất lãm văn học cận đại » (1862-1945) của
THANH-LÃNG, ông TRƯƠNG BỬU LÂM có xác định lại : « Thật ra thế
hệ văn chương cận đại đã khởi đầu từ thế kỷ XVII với chữ quốc ngữ và ông
tổ của nó là cố Alexandre de RHODES » (tr.187).

Trong địa hạt Việt sử, giới hạn thời cận đại và hiện đại đã có những

chỗ bất đồng như trên.

B. THEO TỰ ĐIỂN

Nếu thử tra tìm tự điển, độc giả lại càng thấy thêm mù mờ. Có sự bất

nhứt ở ngay một tác giả và giữa các tác giả với nhau, mấy chữ cận đại, hiện
đại quả thật là một cái đuôi lươn. Bộ tự điển toàn bằng quốc ngữ ra đời lần
đầu tiên ở Sài-gòn : « Đại-Nam quấc âm tự vị » (quyển 1 năm 1895 và
quyển II năm 1896) của HUÌNH TỊNH PAULUS CỦA. Không có mấy chữ
cận đại và hiện đại. Bộ thứ nhì, « Việt-nam tự điển » của hội Khai Trí Tiến
Đức (1931) ở Hà-nội có chữ cận đại mà thiếu hiện đại. Cận đại được giải là
: « đời vừa qua, đời gần đây ». Ông ĐÀO DUY ANH trong « Hán-Việt tự
điển »
(Huế, 1932) coi những chữ sau đây như đồng nghĩa : cận cổ, cận đại,
cận thế. Nhưng khi giải lại có chỗ bất nhứt.

- Cận cổ (sử) : xưa gần đây, trong lịch sử gọi cận cổ là đời tiếp sau đời

Trung cổ kể từ khi phát hiện Mỹ châu đến cuộc đại cách mạng Pháp
(Période moderne).

- Cận đại (sử) : Đời gần đây – cận thế (Temps moderne).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.