MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 186

- Cận thế : Đời gần đây – Như chữ cận đại – Lịch sử Tây dương gọi

Cận thế là từ cuộc Đại cách mạng Pháp đến cuộc Âu-châu đại chiến
(Temps moderne).

241

Có bất nhứt giữa Cận cổ và Cận thế. Diễn ra bằng con số, theo tác giả,

mới dễ thấy hơn :

- Cận cổ : 1492-1789

- Cận thế : 1789-1914

242

Ít lâu sau, Gustave HUE trong bộ « Dictionnaire annamite-chinois-

Français »

243

lại dịch : « Cận cổ thời : Moyen-âge ».

Ở một trang khác, ông dịch : « Trung cổ : Moyen-âge ».

Suy từ đó, theo Gustave HUE : Cận cổ = Trung cổ !

Cũng ở chữ Cận, ông dịch :

- Cận đại : Les temps modernes
- Cận thế : Les temps modernes
- Cận kim : Le temps présent

Le temps présent chỉ dịch được chữ kim (nay) mà bỏ sót chữ cận

(gần). Rồi ở chữ hiện, ông dịch hiện là présent. Cũng suy từ đó, ông lẫn lộn
cận với hiện, trong lúc ai cũng nhận ra ngay hai chữ không cùng một nghĩa.
Thật ra thì cận đại đáng được xem là thúc vận của Cận kim thời đại, cũng
như triết sử là thúc vận của triết học lịch sử. Như vậy :

Cận đại = Cận kim = Cận thế.

Còn lại chữ « cận cổ », ông dịch ra là Moyen-âge, lẫn với « trung cổ

». « Hán-Việt từ điển » (H.V.T.Đ.) của ĐÀO DUY ANH và « Việt-nam tự
điển »
(V.N.T.Đ.) của Hội Khai Trí Tiến Đức cùng hiểu Cận cổ là thời đại
tiếp theo sau thời Trung cổ. Nói cách khác, Cận cổ = Cận đại. Hiểu như
vậy, không có gì là mâu thuẫn. Theo sự phân kỳ cũ ở Tây phương, Cận đại
(1492-1789) nằm giữa thời Trung cổ (476-1453) và Hiện kim (1789-19…) :

Trung cổ – Cận cổ – Cận kim – Hiện đại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.