MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 189

xã hội sử, nhận thấy văn học căn bản của ta từ đời Trần đến nay đại thể có
hai dòng nối tiếp tồn tại : dòng văn nôm chịu ảnh hưởng của Trung-hoa
phong kiến và dòng văn quốc ngữ chịu ảnh hưởng của Tây phương. Nền
văn học đó, theo ông, chia làm năm thời kỳ lớn mà hai thời kỳ chót là :

« 4. Thời trầm trệ và biến cách : Nhà Nguyễn (thế kỷ XIX và tiền bán

thế kỷ XX).

« 5. Thế kỷ XX : Nền văn học mới bằng quốc ngữ chịu ảnh hưởng rõ

rệt của Tây phương nhất là Pháp (từ cuối thế kỷ XIX đến 1945) ».

249

Điều đáng chú ý là tác giả không dùng những chữ cận đại, hiện đại.

Thứ đến, chính tác giả cũng nhận thấy là « hai thời kỳ nhà Nguyễn và thế
kỷ XX có tên gọi khác nhau, nhưng cùng trùng nhau về vị trí thời gian trên
một khoảng khá dài, từ cuối hậu bán thế kỷ XIX đến tiền bán thế kỷ XX »
(tr.87). Chót hết là sự trùng phức đó khác biệt hẳn so với sự phân kỳ của
các tác giả khác. Sự trùng phức ở ông PHẠM VĂN DIÊU nghiêng nặng về
tiền bán thế kỷ XX, ở các tác giả khác, về hậu bán thế kỷ XIX.

Dựa vào tiêu chuẩn ảnh hưởng nhận chịu và triều đại, ông DƯƠNG

QUẢNG HÀM phân biệt hai nền văn học, mỗi nền văn học chia ra làm
nhiều thời kỳ :

- Một là nền văn học thuần chịu ảnh hưởng của người Trung-hoa kể từ

thế kỷ XIX trở về trước :

1. Thời kỳ Lý, Trần (thế kỷ XI đến XIV)
2. Thời kỳ Lê, Mạc (thế kỷ XV và XVI)
3. Thời kỳ Nam Bắc phân tranh (thế kỷ XVII và XVIII)
4. Thời kỳ cận kim (Nguyễn triều – thế kỷ XIX).

- Hai là nền quốc văn mới chịu ảnh hưởng của văn học Âu Tây, nhứt

là của Pháp (thế kỷ XX) :

1. Thời kỳ dự bị
2. Thời kỳ thành lập
3. Thời kỳ kiến thiết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.