MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 193

« Tuy vậy, trong lãnh vực văn học có khi còn phải linh động hơn ở

những địa hạt khác, khi ta chọn một niên lịch nào làm điểm khởi cho một
thời kỳ văn học, thì ta nên hiểu nó một cách tương đối, có nghĩa như là
những năm quanh quẩn đó, hoặc trước một tí, chớ không hiểu một cách
máy móc là chính ngày đó, tháng đó, năm đó. »

253

Theo những tiêu chuẩn trên, tác giả chia lịch sử văn học Việt-nam xét

từ ngày phôi thai vào khoảng thế kỷ XIII cho đến nay ra làm hai thời đại
lớn, mỗi thời đại có thể chia làm ít nhiều thời kỳ (người khác gọi là giai
đoạn) :

A. Thời đại cổ điển từ giữa thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XIX vào

khoảng 1862 :

- Văn học thời đối kháng Trung-hoa (thế kỷ XIII-XIV)
- Văn học thời phát huy văn hóa dân tộc (1428-1505)
- Văn học thời chớm nở đối kháng thời thế (1505-1592)
- Văn học của thời gặp gỡ Tây phương (1592-1729)
- Văn học thời thác loạn (1729-1788)
- Văn học thời hoài Lê (1788-1820)
- Văn học thời suy tôn nhà Nguyễn (1820-1862)

254

B. Thời đại mới (1862-1945) cũng gọi là nền văn học cận đại :

Ông BÙI ĐỨC TỊNH chỉ trích cách phân kỳ này và đề ra bốn yếu tố :

a. Cuộc sống của chính nền văn học bao gồm lúc phát sinh và sự tiến

triển qua nhiều giai đoạn.

b. Ảnh hưởng của những biến cố xã hội xảy ra theo dòng lịch sử.

c. Các tài liệu sử dụng được trong sự khảo sát.

d. Những quan niệm riêng của người khảo sát, và ba tiêu chuẩn :

- Các tài liệu giữ cho gần sự thật tới mức tối đa có thể bằng sự kiểm

chứng và khi không kiểm chứng được, bằng lý luận.

- Sự tiến hóa của chính nền văn học.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.