MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 194

- Ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử tạo nên được biến cố trong văn

học.

Căn cứ vào bốn yếu tố và ba tiêu chuẩn trên, ông B.Đ.T đã chia lịch sử

văn học Việt nam ra làm bốn thời đại :

- Văn chương truyền khẩu.

- Văn chương sơ cổ.

- Văn chương cổ điển (cũng gọi là cổ văn) : * Thời phôi thai (Các thế

kỷ XIII-XIV). * Thời phát triển (các thế kỷ XV-XVIII). * Thời cực thịnh
(thế kỷ XIX)

- Văn chương hiện kim (cũng gọi là kim văn, 1865-1945) :
a. giai đoạn chuyển tiếp (1865-1913)
b. giai đoạn hình thành (1913-1932)
c. giai đoạn phát triển (1932-1945)

Chỗ giống nhau giữa hai cách phân chia vừa kể là :

THANH LÃNG :
- Thời đại cổ điển (giữa thế kỷ XIII-1862)
- Thời đại mới hay nền văn học cận đại (1862-1945)

BÙI ĐỨC THỊNH :
– Văn chương cổ điển (thế kỷ XIII-1865)
- Văn chương hiện kim cũng gọi là kim văn (1865-1945)

Chỉ có khác là tác giả sau thay vì chia thời đại cổ điển ra làm bảy giai

đoạn như THANH-LÃNG thì chỉ thâu gọn lại có ba. Cọng thêm một điểm
nữa là thời gian 1862-1945 được gọi là cận kim theo ông T.L. lại là hiện
kim theo ông B.Đ.T

255

. Năm khởi đầu thời đại chỉ xê xích có vài năm.

Chừng như là một thông lệ, người đến sau phủ nhận người đi trước.

Mà trong địa hạt văn học sử, nhứt là văn học sử Việt-nam, những tiêu
chuẩn nêu ra để phân kỳ không phải tương khắc mà thường có tính cách bổ
túc, cái nặng nhẹ tùy quan niệm của người sử dụng. Tuy nói văn học là một
khoa học về văn nhưng vì là một khoa học nhân văn nên ta không thể đòi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.