MẢNH VỤN VĂN HỌC SỬ - Trang 196

Không làm việc tập thể, mạnh ai nấy làm thì thời gian hậu bán thế kỷ XIX
vẫn sẽ là một khúc xương khó nuốt.

Ông NGUYỄN SỸ TẾ thấy có ba cách giải quyết nhưng rút lại còn có

hai vì tự ông đã loại ra một : ông không muốn ghép hậu bán thế kỷ XIX
vào thời đại sau tức tiền bán thế kỷ XX để tránh cho hiện đại khởi đầu quá
sớm : « như thế nó sẽ quá dài, mất cả ý nghĩa hiện đại, tức thời đại chúng ta
đang sống ». Thế là chỉ còn hai cách :

- hoặc biệt lập nó ra thành một thời riêng gọi là chuyển tiếp, giao thời

hay cận đại.

- hoặc trả nó về thời đại trước (thế kỷ XIX chẳng hạn).

Về việc biệt lập nó ra thành một thời đại riêng, trong phạm vi lịch sử,

ông TRƯƠNG BỬU LÂM đã có làm nhưng với một thời gian khác mà ông
gọi là giao thời giữa cận đại và hiện đại :

258

- CẬN ĐẠI : Thế kỷ XVI-XVIII
- GIAO THỜI : Lê mạt – Nguyễn sơ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ

XIX

- HIỆN ĐẠI : Thế kỷ XIX đến khoảng giữa thế kỷ XX (?)

Nếu biệt lập hậu bán thế kỷ XIX thành một thời đại riêng, gọi là

chuyển tiếp chẳng hạn và áp dụng vào trường hợp của DƯƠNG QUẢNG
HÀM thì sẽ lộ rõ ngay tính cách manh mún của sự phân kỳ. Theo D.Q.H.,
thời kỳ cận kim là thế kỷ XIX. Sau đó là nền quốc văn mới, mặc nhiên phải
hiểu là hiện kim. Giải quyết vấn đề bằng cách biệt lập hậu bán thế kỷ XIX,
ta sẽ có ba thời đại :

- CẬN ĐẠI : Tiền bán thế kỷ XIX
- CHUYỂN TIẾP : Hậu bán thế kỷ XIX
- HIỆN ĐẠI : Tiền bán thế kỷ XX

Mỗi thời đại chỉ có khoảng chừng nửa thế kỷ.

Nếu kể hậu bán thế kỷ XIX là một giai đoạn, giai đoạn chuyển tiếp, thì

thời gian chuyển tiếp khá dài mặc dầu sự dài lâu đó có lý do riêng của nó,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.